Từ điển THUẬT NGỮ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN của FAO

Cuốn “Từ điển Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản của FAO năm 2008” dịch từ tài liệu tiếng Anh của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) “FAO Glossary of Aquaculture” đăng trên trang web http:///www.fao.org/fi/glossary/aquaculture bằng 5 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ả-rập và Trung Quốc.

Mục tiêu của Từ điển chuyên ngành nuôi trồng thủy sản của FAO là: “(i) tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật tham gia nghiên cứu khoa học; và (ii) tăng cường trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật tham gia nghiên cứu khoa học, nhà quản lý phát triển, tư vấn và độc giả từ nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý, nông học, kinh tế học, nuôi trồng thủy sản, môi trường và hoạch định chính sách”.

Được sự đồng ý của FAO, Dự án SUDA đã tổ chức dịch và phát hành ấn phẩm “Từ điển Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản của FAO năm 2008” với mong muốn mở rộng sự trao đổi thông tin tới các nhà nghiên cứu, sinh viên và các chuyên gia thuộc thành phần tư nhân cũng như những người nuôi tiên tiến ở Việt Nam. Thông qua cuốn Từ điển chuyên ngành này, người sử dụng có thể tiếp cận với các thuật ngữ chuyên ngành bằng 4 ngôn ngữ khác.

Việc có thể tiếp cận với các ấn phẩm ngoại văn sẽ mở rộng khả năng tiếp cận nguồn kiến thức về nuôi trồng thủy sản và hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng rằng, với cách hiểu thống nhất các thuật ngữ về nuôi trồng thủy sản, Từ điển chuyên ngành cũng hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong việc công bố kết quả nghiên cứu của họ ở nước ngoài và điều này sẽ góp phần phổ biến các kiến thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn về nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ra thế giới

Cuốn “Từ điển Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản của FAO năm 2008” được dự kiến đăng tải trên trang web của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia để đông đảo độc giả hơn nữa được tiếp nhận.

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình dịch và hiệu đính nội dung, nhưng do những hạn chế về thời gian và trình độ, chắc chắn tài liệu này vẫn còn những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý cũng như gợi ý các thuật ngữ mới của các nhà khoa học, các đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc. Các ý kiến này sẽ giúp cho việc mở rộng kho thuật ngữ và hoàn thiện cuốn từ điển này.

Bản dịch ban đầu của Từ điển chuyên ngành này do các tư vấn trong nước thực hiện, sau đó được một nhóm chuyên gia về nuôi trồng thủy sản hiệu đính. Việc biên dịch các từ đặc biệt khó đã được TS. Nguyễn Công Dân (Cục Thú y) thực hiện và được TS. Vũ Dũng Tiến (Cục Nuôi trồng thủy sản) hiệu đính lần cuối cùng.

⬇️ THUẬT NGỮ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

Antibiotic (Kháng sinh, thuốc kháng sinh): Một loại hoá chất được sản xuất từ sinh vật sống, thường là nấm mốc hay vi khuẩn, có khả năng ngăn chặn, ức chế các sinh vật khác.

Aquaculture (Nuôi trồng thủy sản): Quá trình nuôi trồng các loài thủy sinh ở trong đất liền và vùng ven bờ, bao gồm cả sự can thiệp vào quá trình ương nuôi để tăng sản lượng và các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Aquaculturist (Nhà/người nuôi trồng thủy sản): Người gắn bó trong nghề nuôi trồng thủy sản.

Aquafarm (Trại nuôi trồng thủy sản): Xem Đất nuôi trồng thủy sản (Aquaculture holding).

Aquafeed (Thức ăn thủy sản): Thức ăn được dùng trong nuôi thủy sản.

Aquatic (Thủy sản/thủy sinh): Sinh vật có đời sống ở trong hay trên mặt nước cả hay chỉ một phần của vòng đời.

Wastewater treatment (Xử lý nước thải): Quá trình hoàn lại nước thải phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường hay tiêu chuẩn chất lượng khác về nước thải. Có 3 loại xử lý nước có thể được phân biệt: cơ học, sinh học và tiên tiến.

Water control (Kiểm soát nước): Kiểm soát nước tự nhiên bằng các phương pháp ví dụ như thực hành bảo tồn đất, cải thiện kênh/mương và xây dựng  những công trình nhằm làm giảm tốc độ dòng chảy và loại bỏ bùn cát sa lắng.

Water treatment, advanced- (Xử lý nước tiên tiến): Xem Xử lý nước lần thứ 3 (Water treatment, tertiary-).

Water treatment, primary- (Xử lý nước lần 1): Loại bỏ một lượng đáng kể vật chất lơ lửng trong nước, nhưng không hoặc loại bỏ được rất ít vật chất hoà tan và chất keo.

Water treatment, secondary- (Xử lý nước lần 2): Các phương pháp xử lý sinh học (ví dụ: ổn định bề mặt tiếp xúc giữa vi khuẩn và nước, sục khí liên tục).

Water treatment, tertiary- (Xử lý nước lần 3): Loại bỏ các hoá chất và các chất rắn hoà tan.