Bệnh lở loét trên cá xuất hiện do nhiều tác nhân gây nên và cho đến nay vẫn chưa có khẳng định tác nhân cơ bản gây nên. Tuy nhiên, theo một số tài liệu thì virus được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh lở loét ở cá.
Bệnh do nhiều tác nhân gây ra cùng với mức độ lan truyền nhanh chóng, nên công tác phòng trừ bệnh gặp rất nhiều khó khăn, vì thế chúng được xem là một trong bệnh nguy hiểm nhất trên cá nuôi tại châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng (Bùi Quang Tề, 2006). Do đó, đối với bệnh lở loét thì cần có biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Điển hình đó là lựa chọn cá loài cá có khả năng kháng bệnh cao. Bên cạnh đó, người nuôi cũng cần có các biện pháp ngăn chặn nấm vào trong ao như:
Tẩy dọn ao nuôi trước mỗi vụ, để ao nuôi luôn sạch sẽ;
Trong quá trình nuôi, nên định kỳ 2 tuần/lần hòa vôi (CaO) té đều khắp ao. Liều lượng tốt nhất để sử dụng đó là 2 kg/100 m³ nước. Vôi sẽ có tác dụng rất tốt trong khử trùng ao nuôi. Đồng thời cung cấp nguồn canxi và có thể khử chua đất phèn hiệu quả. Người nuôi cũng có thể thay thế vôi bằng Chlorine 1 ppm;
Đàn cá giống trước khi thả cần được tắm NaCl 2 – 3% trong 5 – 15 phút để khử trùng tác nhân bên ngoài;
Trong quá trình nuôi, tránh những tác động cơ học làm tổn thương đến cơ thể của cá;
Vào thời điểm dễ xảy ra dịch bệnh, nên bổ sung Vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.