Tin Thủy Sản tháng 05/2023

(Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát) Tổng hợp tin tức về nông nghiệp – thủy sản tháng 5/2023.


Giá cá lóc Trà Vinh tăng cao

Gần 1 tháng nay, cá lóc thương phẩm tại tỉnh Trà Vinh dao động từ 50.000 – 52.000 đồng/kg giúp người nuôi lãi đậm, nhưng ngành chức năng khuyến cáo không ồ ạt mở rộng diện tích.

Theo các hộ nuôi cá lóc ở huyện Trà Cú (vùng nuôi cá lóc trọng điểm của Trà Vinh), cá lóc nuôi khoảng 5 tháng đạt trọng lượng từ 0,7 – 1,2 kg/con, với mức chi phí đầu tư con giống, thức ăn khoảng 32.000 đồng/kg cá thương phẩm. Sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân lãi gần 20.000 đồng/kg cá thương phẩm, tức 1.000m2 mặt nước người nuôi thu lãi khoảng 50 triệu đồng/vụ.

Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trà Cú cho biết, toàn huyện có diện tích ao nuôi cá lóc gần 450 ha, sản lượng cá lóc thương phẩm bình quân hơn 46.000 tấn/năm. Rút kinh nghiệm nhiều năm qua giá cá luôn giảm thấp khi vào mùa vụ thu hoạch tập trung, nên vụ nuôi vừa qua phần lớn nông dân chuyển sang nuôi rải vụ, tránh cung vượt cầu. Tuy nhiên những ngày gần đây, khi chuẩn bị cho vụ nuôi mới các hội nuôi cá lại có xu hướng thả giống đồng loạt.

“Giá cá vụ này luôn ở mức cao, người nuôi cá có lợi nhuận rất cao tạo động lực cho nhiều người thả nuôi. Tuy nhiên, dưới góc độ ngành chuyên môn Phòng cũng mong muốn bà con nông dân không vì lợi nhuận cao sẽ thả nuôi tràn lan, nhất là không được nuôi ở những nơi không được quy hoạch, sau đó thị trường đầu ra sẽ gặp khó khăn”, ông Thảo khuyến cáo./.

Thạch Trà Vinh/VOV-ĐBSCL


GIÁ MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN TẠI ĐỒNG THÁP, từ 12/5 – 18/5/2023
Tên mặt hàng Cỡ Giá
Cá tra thịt trắng 0,7 – 0,8 kg/con 26.500 – 27.000đ/kg
Cá điêu hồng >300g -1000g 37.000 – 39.000đ/kg
Cá lóc nuôi 1 – 1,2 kg/con 45.000 – 46.000đ/kg
Sặc rằn 5 con/kg 45.000 – 50.000 đ/kg
Cá thát lát >0,5kg 62.000 – 64.000 đ/kg
Cá rô đầu vuông 4 – 5 con/kg 32.000 – 33.000đ/kg
Ếch 3 – 5 con/kg 40.000 – 43.000 đ/kg
Lươn 130.000 – 140.000đ/kg
Tôm càng xanh 15 – 25 con/kg 180.000 – 200.000 đ/kg
Tôm chân trắng 100 con/kg 90.000 – 92.000 đ/kg
Một số loại giống Cỡ Giá
Cá điêu hồng Giống (cỡ 35 con/kg) 25.000 – 30.000 đ/kg
Cá lóc cỡ 1.200 con/kg
Tôm càng xanh Tôm postlarva (cỡ 80.000 – 90.000 con/kg)
Tôm toàn đực (cỡ 100.000 con/kg) 160 -180 đ/con
Cá tra bột 2,0 – 2,5 đồng/con
giống (cỡ 50 – 60 con/kg)
giống (cỡ 28 – 35 con/kg) 27.000 – 28.000 đ/kg
giống (cỡ 85 – 100 con/kg)
Ếch cỡ 500 con/kg 300 – 350 đ/con

Để con tôm ngược dòng vượt khó

Một lần nữa, ngành tôm lại đứng trước thử thách lớn, mà ngay cả doanh nghiệp tầm cỡ trong ngành tôm cũng cho rằng muốn vượt qua thử thách trên để làm cú ngược dòng về đích thành công là điều không hề đơn giản…

Năm 2022 việc nuôi tôm gặp khó vì dịch bệnh, tôm thương phẩm “đắt đồng ế chợ”, đội giá thế giới. Nhiều doanh nghiệp tôm, với sách lược của mình, tìm cách trữ nguyên liệu cho tiêu thụ cao điểm cuối năm như mua tôm thương phẩm trữ lúc giá còn mềm, nhập khẩu tôm giá rẻ từ các nước. Bất ngờ tôm các nước cung quá nhiều, trong khi lạm phát suy thoái khiến sức mua không như dự kiến. Càng bất ngờ hơn khi quý I-2023, giá tôm trong nước lại tăng rất mạnh, trong khi giá tôm thế giới đang mức thấp. Trong bối cảnh đó, để giải phóng hàng tồn kho quay vòng vốn sản xuất hay trả nợ các hợp đồng đã ký kết, các doanh nghiệp buộc phải mua đắt, bán rẻ, chấp nhận lỗ 1-2 USD/kg (tùy cỡ tôm) với hy vọng vượt qua khó khăn nhất thời, chờ cơ hội mới, bởi thường qua quý II, lượng tôm thu hoạch sẽ nhiều hơn, giá tôm nguyên liệu sẽ giảm mạnh trở lại.

Thu hoạch tôm thẻ cỡ 20 con/kg ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Ðúng như dự đoán của doanh nghiệp, bước sang quý II này, giá tôm bắt đầu hạ nhiệt dần, nhưng phải đến nữa cuối tháng 4, giá tôm mới bắt đầu giảm mạnh cho đến thời điểm hiện nay. Tuy giá tôm trong nước đã giảm mạnh nhưng giá tôm thế giới vẫn chưa thể cải thiện tốt hơn chút nào, khiến cả người nuôi tôm và doanh nghiệp đều thất vọng. Với giá tôm như hiện tại rất khó để người nuôi có lợi nhuận, nếu có cũng rất mong manh, đặc biệt là với những người nuôi tôm thẻ ao đất, thu hoạch cỡ 50-100 con/kg. Theo tính toán của người nuôi tôm, nếu vụ nuôi suôn sẻ và thu hoạch tôm cỡ 20-30 con/kg thì may ra có lời khá, còn nếu thu hoạch tôm cỡ trung đến cỡ nhỏ thì mức lợi nhuận rất thấp, thậm chí thua lỗ. Tôi hỏi chủ một trang trại nuôi tôm lớn ở Sóc Trăng khi anh vừa thu hoạch tôm thẻ cỡ 60 con/kg do tôm chậm lớn vì nhiễm EHP về mức lợi nhuận thì được anh cho biết: “Nhờ có tỷ lệ ao nuôi thành công khá cao nên tính ra lợi nhuận cũng vào khoản 10-15%. Mức lợi nhuận này tuy có hơi thấp nhưng cũng chấp nhận được trong bối cảnh vụ nuôi khó khăn và giá bán đang thấp như hiện nay”.

Ðể con tôm ngược dòng vượt khó, ông Ðặng Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Camimex (Cà Mau), nói : “Rất khó! Tất cả còn phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới. Ðơn cử như thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất là Mỹ vẫn chưa biết khi nào mới hồi phục. Mà mỗi khi thị trường này gặp khó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các thị trường khác. Từ đầu tháng 5, tuy đã có tín hiệu tốt hơn về nguyên liệu, nhưng còn về thị trường xuất khẩu dù không phải xấu lắm nhưng cũng không tốt như năm 2022. Hay nói cách khác là đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể lạc quan về thị trường tôm từ nay đến cuối năm, mà chỉ có thể nói với nhau rằng, thị trường tuy có sáng hơn nhưng khó có thể bù đắp cho 6 tháng đầu năm nên các doanh nghiệp cũng như cả ngành tôm sẽ khó có khả năng đạt kế hoạch”.

Tuy khó có thể làm cú ngược dòng về đích như những năm trước đây, nhưng theo các doanh nghiệp, cơ hội sẽ sáng hơn kể từ quý III trở đi, vì hiện phần lớn các hợp đồng giao quý III, quý IV đều đã có, chỉ có điều giá cả không được tốt như kỳ vọng của cả doanh nghiệp lẫn người nuôi. Với giá tôm trong nước hiện tại, các doanh nghiệp cho rằng, nếu ký hợp đồng giao quý III, quý IV doanh nghiệp vẫn có lời chút đỉnh nhưng phần lớn vẫn rất dè dặt, chỉ dám ký số lượng ít, thời gian giao nhanh. “Ðiều chúng tôi lo ngại là cảnh “đắt đồng ế chợ” vì giá tôm hiện nay không hấp dẫn sẽ khiến nhiều hộ không thả nuôi. Nếu ký số lượng nhiều đến thời điểm giao hàng không có tôm, các doanh nghiệp tranh mua đẩy giá lên cao sẽ cầm chắc thua lỗ”- lãnh đạo một doanh nghiệp chia sẻ.

Tuy gặp bất lợi trong cạnh tranh về giá, nhưng ngành tôm Việt Nam cũng có lợi thế lớn về trình độ chế biến và nuôi tôm thẻ về được kích cỡ lớn, giá bán ổn định ở mức tương đối cao. Theo chia sẻ của một doanh nghiệp, hiện đã có một số doanh nghiệp ký được hợp đồng tôm thẻ cỡ 25 con/kg với mức giá cũng khá cao, nên nếu người nuôi tôm có điều kiện thì nên nuôi tôm thẻ về kích cỡ lớn để có được mức lợi nhuận tốt hơn. Thực tế cho thấy, từ khi giá tôm bắt đầu giảm đến nay, nhiều hộ nuôi tôm thẻ ao lót bạt đều có lợi nhuận khá nhờ thu hoạch tôm cỡ lớn. Riêng đối với thị trường Trung Quốc, theo ông Sơn chủ yếu dành cho các doanh nghiệp nhỏ, làm ăn trong ngắn hạn với mặt hàng tôm sú là chính, còn tôm thẻ rất khó cạnh tranh với tôm giá rẻ đến từ Ecuado và Ấn Ðộ.

Như vậy có thể thấy, tình hình xuất khẩu tôm từ quý III trở đi sẽ có phần khả quan hơn so với 6 tháng đầu năm, nên kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm 2023 kỳ vọng sẽ được cải thiện hơn nhiều. Hay nói cách khác, 6 tháng cuối năm sẽ là cơ hội để con tôm ngược dòng, bù đắp phần nào sự sụt giảm cho 6 tháng đầu năm, đảm bảo xuất khẩu nếu có giảm cũng không giảm sâu so với kế hoạch. Vấn đề hiện nay là người nuôi cần cân nhắc, chọn lựa mô hình, mật độ nuôi sao cho hợp lý để vừa đảm bảo tỷ lệ nuôi thành công cao nhằm giảm giá thành sản xuất, vừa thu hoạch được tôm cỡ lớn có giá ổn định hơn, giúp gia tăng lợi nhuận của vụ nuôi.

Bài, ảnh: HOÀNG NHÃ (Báo điện tử Cần Thơ)


Long An: Chú trọng phòng, chống dịch bệnh trên tôm

Thời tiết đang bước vào giai đoạn giao mùa, diễn biến khá bất thường. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh trên tôm bùng phát và gây hại. Do đó, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An khuyến cáo nông dân nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống để giảm thiểu thiệt hại.

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, toàn tỉnh hiện có 2.190ha tôm nước lợ, đạt 32,4% so kế hoạch và bằng 100,1% so cùng kỳ. Trong đó, đã thu hoạch 1.570ha, năng suất bình quân 3,1 tấn/ha, sản lượng 4.830 tấn, đạt 24,7% so kế hoạch và bằng 104,6% so cùng kỳ. Đến nay, tổng diện tích thiệt hại trên tôm là 54,47ha (tôm sú 6,62ha; tôm thẻ 47,85ha), bằng 2,5% so với diện tích thả nuôi. Nguyên nhân là nghi sốc môi trường (50ha); bệnh đốm trắng (3,02ha); hoại tử gan, tụy cấp tính (1,45ha). Thiệt hại mất trắng 4,47ha và thiệt hại có thu hoạch 50ha. Thiệt hại xảy ra ở huyện Cần Đước 25ha, Cần Giuộc 1,4ha và huyện Châu Thành 28,07ha.

Theo đánh giá của ngành chức năng, do thời tiết thay đổi bất thường, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm quá rộng khiến các chỉ số môi trường biến động, làm tôm chậm lớn, kém phát triển, sức đề kháng yếu; môi trường suy giảm tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Đước – Nguyễn Hồng Chương cho biết: Ngay khi nắm thông tin tôm nuôi của người dân trên địa bàn huyện bị mắc bệnh, chúng tôi đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện khẩn trương lấy mẫu, kịp thời khoanh vùng xử lý dịch bệnh. Đến nay, dù cơ bản khống chế được dịch nhưng cán bộ chuyên môn vẫn tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình để kịp thời hỗ trợ người dân.

Anh Võ Hoài Ân (xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ) cho biết: “Tôm rất nhạy cảm với nhiệt độ nên dễ bị “sốc” môi trường khi biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao. Do đó, để hạn chế việc tôm bị “sốc”, tôi đã đầu tư lót bạt ở nền và xử lý nguồn nước trước khi bổ sung vào ao nuôi”.

Để người nuôi tôm kịp thời nắm bắt thông tin, chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành Nông nghiệp tỉnh đề nghị các địa phương hướng dẫn người nuôi tôm thực hiện một số biện pháp như theo dõi diễn biến thời tiết, thường xuyên kiểm tra môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời. Đặc biệt, trong quá trình nuôi, cần chủ động xử lý nguồn nước, bổ sung nước vào ao nuôi khi cần thiết, khắc phục hiện tượng phân tầng nước do mưa lớn.

Ngoài ra, người nuôi tôm nên sử dụng men tiêu hóa, bổ sung vitamin và khoáng chất trộn vào thức ăn nhằm tăng đề kháng cho tôm. Theo dự báo của ngành chức năng, thời gian tới, tình hình thời tiết sẽ còn diễn biến thất thường, người nuôi tôm nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của tôm, nếu thấy dấu hiệu bất thường, nhiễm bệnh cần báo ngay cho cơ quan chức năng, địa phương và lực lượng thú y cơ sở sớm khoanh vùng, xử lý, tránh lây nhiễm trên diện rộng./.

Minh Tuệ (Báo Long An)


Thay đổi tư duy, tăng kết nối nâng tầm nông, thủy sản đồng bằng

Tại hội thảo “Nâng tầm nông – thủy sản Việt” vừa diễn ra, các chuyên gia nhận định, hằng năm ĐBSCL đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Song vựa nông, thủy sản lớn nhất nước nhiều thời điểm rơi vào tình trạng “được mùa rớt giá”; thu nhập của người nông dân bấp bênh. Không chỉ vậy, ĐBSCL còn đứng trước những thách thức từ biến đổi khí hậu; suy thoái nguồn tài nguyên đất, nước; cạnh tranh ngày càng gay gắt… Để tháo gỡ những nút thắt này, từng bước nâng tầm vị thế nông, thủy sản ĐBSCL đòi hỏi sự hợp lực, phát huy tốt vai trò từ Chính phủ, các bộ ngành hữu quan, địa phương đến doanh nghiệp, hợp tác xã và từng nông hộ.

Điểm nghẽn

TP Cần Thơ có ngành chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu khá mạnh với 45 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo trực tiếp và 44 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản với vùng nguyên liệu ở khắp các tỉnh thành vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, nhìn nhận: Chuỗi giá trị nông sản của thành phố vẫn bị tắc ở khâu liên kết. Đến nay chỉ có mặt hàng cá tra là có tỷ lệ hợp đồng liên kết sản xuất tiêu thụ khá cao trên 90%, còn lúa gạo và các các loại rau màu, cây ăn trái chỉ đạt khoảng 30%. Ngoài ra, sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, thủy sản trên địa bàn thành phố còn vướng các điểm nghẽn như quy mô nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều; nông dân sản xuất tự phát không dựa vào nhu cầu của thị trường, chạy theo cái lợi trước mắt. Đa số nông dân chỉ quan tâm sản xuất chưa chú trọng đến việc xây dựng phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm, hàng hóa; ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế.

Vùng trồng sầu riêng phục vụ xuất khẩu tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Tỉnh Bạc Liêu, với lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước đa dạng, với 3 vùng sinh thái (mặn, lợ, ngọt) nên rất thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển nuôi trồng thủy sản, với nhiều mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Tuy nhiên, Ông Lê Tấn Cận, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu, phát triển thủy sản của tỉnh đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng; môi trường nước ô nhiễm khiến dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra ngày càng nhiều. Trong khi đó, việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn chế và chậm thay đổi, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất truyền thống. Một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh chưa nắm bắt kịp các tiêu chuẩn, yêu cầu của nước nhập khẩu như “Lệnh 248” về quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu và “Lệnh 249” về biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Từ đó ảnh hưởng một phần trong chuỗi cung ứng thủy sản (do không đáp ứng các yêu cầu, bị trả hàng) các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu.

Nhiều ý kiến cho rằng, hạ tầng không đồng bộ, dịch vụ logistics khu vực ĐBSCL chưa phát triển đã làm giảm sức cạnh tranh của nông sản, thủy sản của vùng. Ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), nhận xét: Hệ thống cơ sở hạ tầng, logistics, dịch vụ phụ trợ phát triển chưa tương xứng. ĐBSCL vẫn chưa có nhiều vùng nuôi tôm tập trung, quy mô trang trại, hệ thống cảng biển đón tàu container chưa phát triển cũng như hệ thống cung ứng và phân phối vật tư, nguyên liệu phải qua nhiều khâu trung gian khiến cho giá thành sản xuất còn cao và khó cạnh tranh. Đây là những trở ngại căn bản làm xuất khẩu thủy sản của vùng khó bắt kịp với xu hướng hiện nay khi mà thị trường thế giới ngày càng quan tâm nhiều đến an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cũng như phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Chúng ta cần phải thay đổi tư duy ngắn hạn “thuận mua vừa bán” sang tư duy đi đường dài. Nông dân phải bỏ tư duy “mùa vụ”, doanh nghiệp phải bỏ tư duy “thương vụ”, chính quyền phải bỏ tư duy “nhiệm kỳ”. Các hiệp hội ngành hàng phải phát huy hơn nữa vai trò cùng các địa phương kiến tạo không gian phát triển với các địa phương. Chúng ta phải định hình lại khâu tổ chức lại sản xuất. Trong đó, hợp tác liên kết, thị trường là 3 vấn đề lớn của đồng bằng phải giải quyết sau đó mới đến tiết giảm chi phí, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

Hợp lực tìm giải pháp

Từ thực tế đó, nhiều ý kiến cho rằng, để nâng tầm nông thủy sản, ĐBSCL phải tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu… Song song đó, tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao.

Mặt khác, theo ông Trương Đình Hòe, để khơi thông dòng chảy nông sản, các địa phương cần phát triển, hoàn thiện hạ tầng logistics tích hợp tại ĐBSCL, nhất là tại Cần Thơ, đáp ứng nhu cầu phát triển xuất khẩu của khu vực, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp dịch vụ logistics phát triển cung cấp dịch vụ trực tiếp tại khu vực. Quan tâm phát triển các trung tâm giao dịch thủy sản, các chợ đầu mối thủy sản tại các vùng nguyên liệu, các kho lạnh thương mại trong khu vực. Một số ý kiến đề xuất Chính phủ, các bộ ngành hữu quan nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bảo đảm sự phù hợp giữa quy hoạch tổng thể với quy hoạch của từng vùng, từng địa phương và phù hợp với nhu cầu thị trường. Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của Việt Nam; ban hành văn bản quy định về liên kết vùng, liên vùng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp…

Ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam Bộ, khẳng định: Agribank tiếp tục ưu tiên và có giải pháp cụ thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ “Tam Nông”, khách hàng bán lẻ, khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng FDI gắn với việc sử dụng trọn gói các sản phẩm dịch vụ của Agribank. Đồng thời, tập trung vào các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản; nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái; sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, theo mô hình liên kết chuỗi giá trị. Về phía các địa phương căn cứ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lựa chọn cây, con, ngành kinh tế trọng điểm cần tập trung ưu tiên vốn để xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp.

Bài, ảnh: MỸ THANH (Cần Thơ Online)


Kiên Giang: Hiệu quả mô hình nuôi ghép tôm thẻ với tôm càng

7 năm nay, nông dân ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Tuy, huyện Gò Quao (Kiên Giang) thực hiện hiệu quả mô hình nuôi ghép tôm thẻ chân trắng với tôm càng xanh.

Theo người dân ngụ ấp Vĩnh Bình, trước kia người dân nơi đây canh tác luân canh một vụ tôm một vụ lúa, nuôi tôm sú là chủ yếu. Sau vài năm, nông dân thấy nuôi tôm sú không đạt năng suất và thay thế tôm sú bằng tôm thẻ chân trắng. Vì tình hình mặn xâm nhập, nông dân trồng lúa không hiệu quả nên chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng là chủ yếu.

Sau thời gian, tôm thẻ chân trắng cũng không mang lại hiệu quả kinh tế. Đến năm 2016, một vài hộ ở địa phương thử nghiệm nuôi ghép tôm thẻ chân trắng với tôm càng xanh trên cùng một diện tích nuôi và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Từ đó, người dân dần chuyển sang mô hình nuôi ghép tôm càng xanh với tôm thẻ chân trắng, liên kết sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Thu hoạch tôm càng xanh tại hộ gia đình anh Phạm Thanh Bình.

Ông Võ Thanh Vũ, ngụ ấp Vĩnh Bình vừa thu hoạch vụ tôm của gia đình cho biết: “Với diện tích đất nuôi tôm 40.000m2, vụ này tôi thu hoạch 3,5 tấn tôm càng xanh với giá bán 130.000 đồng/kg, thu về 455 triệu đồng. Đồng thời, thu hoạch 2 tấn tôm thẻ chân trắng, bán giá 100.000 đồng/kg, thu về 200 triệu đồng. Một vụ nuôi tôm khoảng 6 tháng, tôi thu về 655 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất, lãi hơn 300 triệu đồng”.

Anh Nguyễn Văn Quýt Em – Giám đốc Hợp tác xã tôm lúa ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Tuy chia sẻ: “Để tôm đạt hiệu quả, ít hao hụt, người dân vèo tôm càng giống ở ao riêng từ 2,5 – 3 tháng, sau đó thả ra vuông tôm. Sau khi cải tạo, xử lý nước vuông nuôi, người dân thả tôm thẻ chân trắng giống vào vuông khoảng 15 ngày trước khi thả tôm càng xanh từ ao nhỏ ra vuông lớn, nuôi ghép hai loại với nhau. Mật độ thả nuôi khoảng 15 con/m2”.

Tôm càng xanh nuôi khoảng 6 tháng có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch tôm thẻ chân trắng ngắn hơn tôm càng, tôm thẻ nuôi từ 2,5 – 3 tháng là thu hoạch. Tôm càng và tôm thẻ ăn cùng loại thức ăn, người nuôi cho ăn mỗi ngày 2 – 3 lần, lượng thức ăn tùy theo giai đoạn tôm phát triển và cần kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh cho phù hợp.

Nuôi tôm tại ấp Vĩnh Bình, anh Phạm Thanh Bình, ngụ ấp Vĩnh Phong, xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao áp dụng thành công mô hình này nhiều năm qua. “Vụ tôm lần này, tôi thu hoạch đạt năng suất, lại được giá. Sau 2,5 tháng thả nuôi, tôi thu hoạch 1,3 tấn tôm thẻ với giá bán 100.000 đồng/kg, thu về gần 130 triệu đồng. Tôm càng xanh, tôi thu trọn lợi nhuận hơn 160 triệu đồng”.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Tuy Lê Hoàng Lùng cho biết: “Mô hình nuôi ghép tôm thẻ chân trắng với tôm càng xanh của nông dân ấp Vĩnh Bình mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân làm giàu từ mô hình này”.

Bài và ảnh: TIỂU ĐIỀN (Báo Kiên Giang)


Tháng 4: Giá thủy sản nuôi tăng cao hơn cùng kỳ

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, trong tháng 4, trừ cá tra, giá các loại thủy sản nuôi đều tăng cao hơn cùng kỳ năm trước, người nuôi có lãi khá.

Cụ thể, giá cá lóc nuôi cao nhất trong tháng là 50.000 đ/kg (ổn định so với tháng trước, tăng 15.000 đ/kg so với cùng kỳ năm trước), giá cá điêu hồng, cá rô phi cao nhất là 51.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg so với tháng trước, tăng 16.000 đ/kg so với cùng kỳ). Tuy nhiên, giá cá tra cao nhất là 30.500 đ/kg (giảm 1.500 đ/kg so với cùng kỳ năm trước).

Toàn tỉnh hiện có trên 191ha ao, hầm đang nuôi cá tra thâm canh, 1.199 chiếc lồng, bè đang thả nuôi. Sản lượng thủy sản nuôi thu hoạch trong tháng đạt 22.247 tấn (tăng 4.880 tấn so với cùng kỳ năm trước).

TRUNG CHÁNH (Báo Vĩnh Long)


SẢN PHẨM THUỐC THÚ Y THỦY SẢN TIỆP PHÁT

KON PRO

SÁT TRÙNG PHỔ RỘNG TIÊU DIỆT VI KHUẨN VIBRIO GIẢI PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Công dụng: - Diệt vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn gây gan tụy, phân trắng, phát sáng. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
M-1

ĐIỀU TRỊ BỆNH QUẸO CỔ, MẮT MÙ MỘT BÊN Ở ẾCH, CHƯỚNG HƠI, SÌNH BỤNG, VIÊM Ổ BỤNG, VIÊM GAN, THẦN KINH

Công dụng: - Chuyên điều trị bệnh quẹo cổ ở ếch, mù mắt một bên. - Trị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu trên cá, ếch do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas, Vibrio spp.. - Điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường ruột, chướng hơi, sình bụng, viêm ổ bụng,… do các vi khuẩn nhạy cảm với Amoxicillin gây ra trên đối tượng thủy sản. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp
ANTIMAX

GIẢI ĐỘC GAN, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG, CHỐNG STRESS

Công dụng: - Bổ sung vitamin C, Sorbitol giúp tăng sức đề kháng, chống stress cho tôm, cá. - Giải độc gan, tái tạo tế bào gan, tăng cường chức năng gan. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TST 250

THUỐC SÁT TRÙNG THẾ HỆ MỚI

Công dụng: - Tiêu diệt vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong môi trường nuôi và dụng cụ nuôi. - Diệt khuẩn gây bệnh gan tụy, phân trắng, phát sáng. - Tiêu diệt nhanh chóng và triệt để vi khuẩn gây ra đốm đỏ, lở loét, đỏ kỳ, đỏ mỏ, tuột vảy, lang ben trên cá. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
COPPER 99

CẮT TẢO – DIỆT KHUẨN AN TOÀN CHO AO NUÔI

Công dụng: - Cung cấp đồng nano có tác dụng tiêu diệt nhanh và mạnh đối với hầu hết các vi khuẩn, vi rút, nấm, tảo độc trong môi trường nước ao nuôi, khử mùi tanh hôi của nước, ổn định màu nước. - Hạn chế tình trạng nhớt đáy, nấm phát sinh trong ao bạt đáy. - Khống chế và kiểm soát vi khuẩn gây hại và tảo độc bùng phát trong ao nuôi. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
SUPER MIX

KHOÁNG CHẤT ĐẬM ĐẶC KÍCH THÍCH LỘT XÁC VÀ CỨNG VỎ NHANH

Công dụng: - Bổ sung khoáng chất cho ao nuôi hỗ trợ tôm lột xác và phát triển. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TRIMESUL 48

ĐIỀU TRỊ ĐỐM ĐỎ, XUẤT HUYẾT, VIÊM RUỘT, LỞ LOÉT

Công dụng: - Trị đốm đỏ, xuất huyết vây hậu môn, viêm ruột, lở loét do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas trên cá nuôi nước ngọt. - Trị bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy do vi khuẩn Vibrio trên tôm. [sc name="sg5"]
not rated
Đọc tiếp
ORGANIC ACID

BỔ SUNG ACID HỮU CƠ CẦN THIẾT GIẢM pH ĐƯỜNG RUỘT - NGĂN NGỪA PHÂN TRẮNG - NÂNG CAO KHẢ NĂNG HẤP THU

Công dụng: - Bổ sung acid hữu cơ cần thiết cho đường ruột tôm, gia tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, giảm FCR. - Giảm pH đường ruột, ức chế vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh phân trắng và các bệnh về đường ruột trên tôm như lỏng ruột, phân đứt khúc. - Ngăn chặn tác hại của độc tố nấm mốc trong thức ăn và tảo độc. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
MILLENIUM

BỔ SUNG VITAMIN TẠO NĂNG LƯỢNG, NĂNG CAO SỨC KHỎE CHO CÁ ẾCH BỐ MẸ GIAO PHỐI VÀ ĐẺ TRỨNG TỐT HƠN

Công dụng: - Bổ sung các vitamin, acid amin cần thiết cho cá, ếch bố mẹ, giúp buồng trứng hoàn chỉnh, nhiều trứng hơn, giao phối tốt hơn. - Tăng sức đề kháng, chống sốc, giảm stress. - Tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe cho cá, ếch bố mẹ giúp tỷ lệ sinh sản cao hơn. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp