Tin Thủy Sản tháng 12/2022

(Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát) Tổng hợp tin tức về nông nghiệp – thủy sản tháng 12/2022.


Chủ động phòng chống rét cho thủy sản nuôi

Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với UBND các huyện tăng cường kiểm tra công tác phòng chống rét cho thủy sản nuôi của các đơn vị, địa phương.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết từ tháng 12/2022 và đầu năm 2023, hiện tượng rét đậm, rét hại sẽ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản nuôi.

Do đó, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm thiểu thiệt hại cho nuôi trồng thủy sản, đồng thời đảm bảo tốt công tác chuẩn bị các điều kiện cho vụ nuôi năm 2023, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ tiếp tục triển khai kế hoạch sản xuất và chủ động triển khai một số nhiệm vụ cụ thể.

Trong đó, chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với UBND các huyện tổ chức thực hiện các biện pháp chống rét cho thuỷ sản nuôi. Tăng cường kiểm tra công tác phòng chống rét cho thủy sản nuôi của các đơn vị, địa phương. Phân công trách nhiệm cho các cán bộ, lãnh đạo trong công tác chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch, phương án phòng chống rét.

Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhập, phổ biến trên các phương tiện thông tin, truyền thông diễn biến không khí lạnh, hướng dẫn biện pháp chống rét cho cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, nuôi thương phẩm để tránh bị thiệt hại, đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm cho thị trường, nhất là Tết nguyên đán.

Chủ động thực hiện và phối hợp với cơ quan chức năng, chuyên môn thường xuyên quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi và phòng chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi. Tuân thủ các khuyến cáo tại các bản tin thông báo kết quả quan trắc môi trường của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và các hướng dẫn kỹ thuật kèm theo.

Cùng với đó, rà soát nhu cầu con giống, khả năng sản xuất giống tại chỗ, xây dựng kế hoạch và các biện pháp giải quyết con giống nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi trong năm 2023, nhất là các tháng đầu năm.

Ngoài ra, thống kê diện tích, đối tượng nuôi, lượng giống thả, dự kiến sản lượng của các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Trong trường hợp rét đậm, rét hại kéo dài gây thiệt hại lớn, cần tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng phương án hỗ trợ thiệt hại cho người nuôi theo nội dung Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.


Cà Mau: Hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi trồng thủy sản năm 2023

Nhằm chủ động mùa vụ nuôi trồng thủy sản, hạn chế rủi ro diễn biến thời tiết và dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh vừa ban hành hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi trồng thủy sản năm 2023.

Theo đó, khung lịch mùa vụ thả giống nuôi trồng thủy sản năm 2023 (thời gian được tính theo dương lịch). Đối với nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng: Khuyến cáo nuôi 01 vụ trong năm đối với tôm sú (đối với những cơ sở nuôi có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo yêu cầu, quy trình phù hợp thì có thể nuôi vụ thứ 02). Thời gian còn lại tập trung cải tạo ao đầm. Nuôi 02 vụ trong năm đối với tôm thẻ chân trắng (đối với những cơ sở nuôi có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo yêu cầu, quy trình phù hợp thì có thể nuôi nhiều hơn 2 vụ/năm). Thời gian còn lại tập trung cải tạo ao đầm. Thời gian thả giống vụ nuôi chính: Vụ 1, từ tháng 01 đến hết tháng 7 năm 2023; Vụ 2 từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2023.

Nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến (tôm sú): Khuyến cáo nuôi 2 vụ trong năm, tuy nhiên phải có thời gian cải tạo, phơi đất đến khi thả vụ mới ít nhất từ 15 – 30 ngày giữa 02 vụ nuôi. Riêng đối tượng tôm thẻ chân trắng, chỉ được thả nuôi thí điểm khi có sự đồng ý của cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh. Thời gian thả giống: Vụ 1, từ tháng 01 đến hết tháng 7 năm 2023; Vụ 2, từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2023.

Nuôi tôm theo hình thức quảng canh (tôm sú): Nuôi quanh năm. Thời gian thả giống: Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2023. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn dịch bệnh, các hộ (cơ sở nuôi) nên ngắt vụ ít nhất 1 lần/năm vào thời điểm sên, vét đất, ùn để cải tạo ao đầm trong năm (từ ngày 15/8 đến ngày 15/10). Lưu ý: Căn cứ vào thời tiết và độ mặn từng vùng, các địa phương điều chỉnh lịch lấy nước nuôi phù hợp. Khuyến khích nuôi theo hình thức thu tỉa thả bù, có bố trí ao ương tôm giống giai đoạn đầu từ 3-4 tuần; thả giống rải vụ cách từ 1 đến 1,5 tháng thả giống 1 lần.

Nuôi tôm kết hợp với rừng (tôm sú): Nuôi quanh năm. Thời gian thả giống: Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2023. Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường trong nuôi tôm do tác động xã thải, các hộ (cơ sở nuôi) nên ngắt vụ ít nhất 1 lần/năm vào thời điểm sên, vét đất, bùn để cải tạo ao đầm trong năm (từ ngày 15/8 đến ngày 15/10) (Khuyến cáo thả giống có kích cỡ lớn, số lần thả từ 7-10 lần/năm). Địa bàn thực hiện tại các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Phú Tân.

Nuôi tôm kết hợp với trồng lúa (tôm sú): Nuôi 01 vụ/năm. Riêng các hộ đủ điều kiện có thể nuôi 2 vụ/năm nhưng phải đảm bảo thu hoạch trước rửa mặn trồng lúa. Thời gian thả giống: Từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2023. Địa bàn thực hiện tại các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và thành phố Cà Mau.

Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa: Nuôi 01 vụ/năm (có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện thời tiết từng vùng, nhưng phải đảm bảo độ mặn dưới 10‰; khuyến cáo nên thả tôm giống toàn đực và thả giống có kích cỡ lớn). Thời gian thả giống: Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2023. Địa bàn thực hiện tại các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và thành phố Cà Mau.

Nuôi cua biển (áp dụng cho mô hình nuôi QCCT – Kết hợp với tôm sú): Thời gian thả giống: Vụ 1, từ tháng 01 đến hết tháng 7 năm 2023; Vụ 2, từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2023.

Đối với các đối tượng thủy sản mặn lợ khác như sò huyết, cá chẽm, cá nâu, cá kèo,… tùy vào mùa vụ có giống của từng loài (đối với các loài sử dụng con giống khai thác tự nhiên), khuyến cáo áp dụng chung với khung lịch thời vụ thả giống của tôm sú nuôi hình thức quảng canh.

Đối với các đối tượng nuôi nước ngọt như cá chình, cá bống tượng, cá sặc rằn, cá rô, cá lóc… khuyến cáo thời gian thả giống vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 đến tháng 6) nhằm chủ động nguồn nước.

Trúc Đào (Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Cà Mau)


Cận tết, giá tôm miền Tây tăng mạnh

Do nhu cầu sử dụng tôm tươi sống của người tiêu dùng vào dịp cuối năm, khiến giá tôm tăng cao, tôm nguyên liệu kích cỡ lớn ở miền Tây có giá từ 30.000-40.000 đồng/kg.

Ngày 28/12, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thủy sản đã cho công nhân vào tận các ao tôm thẻ kích cỡ lớn ở các huyện của tỉnh Cà Mau để đặt vấn đề với nông dân về việc mua tôm tươi sống. Tôm sau đó được kéo lưới rồi cho vào các bồn lớn có hệ thống cung cấp oxy để tôm còn sống khi đến chợ hoặc các nhà hàng ăn uống.

Anh Trần Thanh Tuấn, cán bộ khuyến nông xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau cho biết, hiện tại, giá nguyên liệu loại 20 con/kg giá 205.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá dao động từ 130.000 – 140.000 đồng/kg, tôm thẻ loại 60 con/kg giá dao động 115.000 – 120.000 động kg. Giá tôm nguyên liệu tăng là tin vui đối với người nuôi tôm đồng thời, giúp bà con đẩy nhanh cải tạo thả nuôi vụ sản xuất mới.

Tại Bạc Liêu những ngày sát tết, giá tôm nguyên liêu cũng nhích do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tăng mạnh khiến người nuôi tôm rất phấn khởi sau thời gian dài phải đối mặt với những khó khăn do dịch bệnh, chi phí nuôi tôm tăng. Cụ thể là giá các loại tôm nguyên liệu đều tăng khoảng 5% so với những tháng trước.

Ông Lê Anh Xuân, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh cho biết, bên cạnh các công ty tăng cường thu mua tôm nguyên liệu để phục vụ các đơn hàng xuất khẩu cuối năm khiến nguồn tôm khan hiếm, nhất là loại tôm cở lớn thì trong dịp tết dương lịch nhu cầu tiêu thụ tôm nguyên liệu của người tiêu dùng tăng cao cũng là nguyên nhân đẩy giá tôm nguyên liệu tăng cao đáng kể.

Theo Sở NN&PTNT Bạc Liêu, những ngày gần đây, giá tôm sú cũng như tôm thẻ đều đang giữ mức ổn định cao. Cụ thể, tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg dao động từ 250.000 – 270.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, giá dao động 95.000 đồng/kg, tôm thẻ cỡ 30 con/kg giá khoảng 185.000 đồng/kg…

Tỉnh Bạc Liêu hiện có hơn 145.300ha nuôi tôm gồm các mô hình nuôi như: siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh, nuôi thủy sản trên đất tôm – lúa, quảng canh cải tiến kết hợp.., sản lượng nuôi trồng đạt trên 224.690 tấn. Ngành nông nghiệp tỉnh này cũng tăng cường hướng dẫn người nuôi tôm cần tuân thủ đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn như: thả nuôi với mật độ vừa phải, không quá dày. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản của các cơ sở sản xuất giống, sản xuất thức ăn thủy sản trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, các yếu tố đầu vào khác trong nuôi trồng thủy sản và kiểm soát chặt chẽ chất lượng thủy sản nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu..


Trà Vinh: Nhân rộng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi-măng

Hội Thủy sản và Làm vườn tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích người dân nhân rộng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi-măng. Đây là mô hình vừa được thực hiện thí điểm thành công tại 04 hộ dân ở xã Nhị Long và Nhị Long Phú, huyện Càng Long.

Trước đó, tháng 3/2022, Hội Thủy sản và Làm vườn tỉnh Trà Vinh hỗ trợ 04 hộ dân này thực hiện mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng. Mỗi hộ tham gia được hỗ trợ 1.000 con lươn giống; một phần chi phí thức ăn, thuốc phòng, trị bệnh, men vi sinh; thả nuôi theo mật độ 60 con/m2 trong bể xi măng. Đồng thời, các hộ được tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi lươn, cách chuẩn bị bể nuôi, các loại máy móc và thiết bị cần thiết; cách phòng và trị bệnh…

Sau 08 tháng thả nuôi, lươn đạt tỷ lệ sống bình quân 90%, trọng lượng trung bình 250 gram/con. Như vậy, với giá bán 110.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí (kể cả chi phí hỗ trợ và xây dựng bể xi-măng), mỗi hộ đạt lợi nhuận bình quân khoảng 07 triệu đồng. Đây là vụ đầu có chi phí xây bể xi-măng, còn những vụ sản xuất sau, lợi nhuận đạt khoảng 10 triệu đồng/1.000 con lươn giống.

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi-măng tại hộ ông Thân Văn Thọ, xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long do Hội Thủy sản và Làm vườn tỉnh hỗ trợ thực hiện.

Ông Thân Văn Nhân, xã Nhị Long, huyện Càng Long – một trong những hộ được hỗ trợ thực hiện thí điểm mô hình cho biết, thời gian qua, nhiều hộ nuôi lươn ở địa phương không thành công. Nguyên nhân là các hộ không nắm rõ quy trình kỹ thuật nuôi. Cùng đó là những hạn chế do mua con giống không rõ nguồn gốc nên tỷ lệ sống đạt không cao; chi phí đầu tư nhiều; dịch bệnh thường xuyên xảy ra…

Vì vậy, việc xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xây xi măng giúp cho nông dân nắm vững kỹ thuật nuôi, tiết kiệm chi phí, tạo ra lươn thương phẩm có chất lượng tốt, bán được giá cao, tăng thu nhập, giúp nghề nuôi lươn phát triển bền vững. Ông Thân Văn Nhân cho hay, hiện nay, thị trường tiêu thụ lươn thương phẩm khá ổn định. Vì vậy, gia đình ông dự định tăng số lượng thả giống lên 4.000 con cho vụ sản xuất tới.

Theo đồng chí Nguyễn Hùng Mận, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Thủy sản và Làm vườn tỉnh Trà Vinh, quá trình nuôi lươn đòi hỏi các yếu tố nghiêm ngặt về con giống, môi trường nước, nhiệt độ, thức ăn, loại bể nuôi, quy trình chăm sóc… Nuôi lươn trong bể xi măng cần thường xuyên bổ sung vitamin và men tiêu hóa; định kỳ xổ ký sinh trùng, giải độc gan… để tăng sức đề kháng cho lươn.

Ở những tháng thời tiết lạnh, lươn thường xảy ra bệnh, đặc biệt nấm thủy mi. Do vậy, người nuôi cần chủ động che chắn giữ ấm bể nuôi, định kỳ diệt khuẩn cho lươn. Các hộ nuôi cần phân cỡ tách những con lươn nhỏ ra để tránh bị lươn to ăn lươn nhỏ.

Đồng chí Nguyễn Hùng Mận lưu ý, quá trình nuôi, nguồn nước rất quan trọng, hằng ngày phải thay nước cho lươn từ 02 – 03 lần, nước cần được xử lý thật kỹ trước khi thay cho lươn để tránh gây sốc, xảy ra dịch bệnh. Đồng thời, thường xuyên theo dõi lượng thức ăn cho lươn ăn để tránh dư thừa gây lãng phí thức ăn, làm ô nhiễm nguồn nước dễ xảy ra dịch bệnh.

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xây xi măng không cần quá nhiều diện tích đất sản xuất. Mỗi hộ có thể nuôi từ 05 bể trở lên, với 15m2/bể có thể thả nuôi từ 1.000 – 1.500 con giống, giá bán 110.000 – 120.000 đồng/kg, người nuôi đảm bảo đạt lợi nhuận tối thiểu 35 triệu đồng vụ sản xuất đầu và 50 triệu đối với những vụ sản xuất tiếp theo.

Đây là mô hình phù hợp nhân rộng với các nông hộ ít đất sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn lúc nông nhàn, cải thiện thu nhập gia đình. Hội Thủy sản và Làm vườn tỉnh sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho người dân nhân rộng mô hình này tại các địa phương trong tỉnh.

Tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 200 hộ nuôi lươn tập trung chủ yếu ở các huyện Càng Long, Châu Thành, Cầu Ngang, Cầu Kè, Duyên Hải. Để nghề nuôi lươn phát triển hiệu quả và bền vững, ngoài yếu tố chất lượng con giống, ứng dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến, ngành chức năng cũng cần định hướng cho nông dân trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ lươn thương phẩm.

Bài, ảnh: THANH HÒA (Báo Trà Vinh)


SẢN PHẨM THUỐC THÚ Y THỦY SẢN TIỆP PHÁT

HOT MINER

KHOÁNG NÓNG LÀM TĂNG ĐỘ KIỀM, ỔN ĐỊNH pH NƯỚC KÍCH THÍCH TÔM LỘT XÁC VÀ MAU CỨNG VỎ

Công dụng: - Làm tăng độ kiềm và ổn định pH nước. - Kích thích tôm lột xác và mau cứng vỏ. - Cung cấp các khoáng chất cần thiết cho tôm sinh trưởng và phát triển. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
BEST BKC

DIỆT KHUẨN, NẤM, NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT TRONG AO NUÔI

Công dụng: - Tiêu diệt vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong ao nuôi tôm cá. - Sát trùng bể ương, thiết bị, dụng cụ nuôi. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
C TẠT

TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG, CHỐNG STRESS CHO TÔM

Công dụng: - Tăng cường sức đề kháng và chống stress cho tôm khi thời tiết xấu, môi trường thay đổi đột ngột. - Giúp tôm giống khỏe mạnh khi mới thả, khi vận chuyển sang tôm và nâng cao tỉ lệ sống. - Ổn định pH và độ kiềm nước ao nuôi. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
YUCCA PLUS

HẤP THU KHÍ ĐỘC

Công dụng: - Hấp thu nhanh khí độc NH3, H2S trong ao nuôi tôm - cá. - Cấp cứu kịp thời tình trạng tôm - cá nổi đầu, tấp mé do nồng độ khí độc tăng cao. - Chống stress, giúp gia tăng tỉ lệ sống, giảm hao hụt khi nuôi mật độ cao. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TEA PLUS

TẠO NHANH MÀU TRÀ, NGĂN NGỪA TẢO ĐÁY

Công dụng: - Tạo nhanh màu trà cho nước ao nuôi khó gây màu và những ao thay nước liên tục. - Hiệu quả nhanh trong việc cải tạo màu nước, làm giảm hàm lượng ánh sáng gây căng thẳng cho tôm cá nuôi, ngăn ngừa tảo đáy phát triển. Tạo môi trường nước an toàn cho tôm cá. - Chuyển nước ao từ không màu hoặc màu xanh sang màu trà nhanh chóng. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
KON PRO

SÁT TRÙNG PHỔ RỘNG TIÊU DIỆT VI KHUẨN VIBRIO GIẢI PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Công dụng: - Diệt vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn gây gan tụy, phân trắng, phát sáng. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
M-1

ĐIỀU TRỊ BỆNH QUẸO CỔ, MẮT MÙ MỘT BÊN Ở ẾCH, CHƯỚNG HƠI, SÌNH BỤNG, VIÊM Ổ BỤNG, VIÊM GAN, THẦN KINH

Công dụng: - Chuyên điều trị bệnh quẹo cổ ở ếch, mù mắt một bên. - Trị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu trên cá, ếch do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas, Vibrio spp.. - Điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường ruột, chướng hơi, sình bụng, viêm ổ bụng,… do các vi khuẩn nhạy cảm với Amoxicillin gây ra trên đối tượng thủy sản. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp
ANTIMAX

GIẢI ĐỘC GAN, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG, CHỐNG STRESS

Công dụng: - Bổ sung vitamin C, Sorbitol giúp tăng sức đề kháng, chống stress cho tôm, cá. - Giải độc gan, tái tạo tế bào gan, tăng cường chức năng gan. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TST 250

THUỐC SÁT TRÙNG THẾ HỆ MỚI

Công dụng: - Tiêu diệt vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong môi trường nuôi và dụng cụ nuôi. - Diệt khuẩn gây bệnh gan tụy, phân trắng, phát sáng. - Tiêu diệt nhanh chóng và triệt để vi khuẩn gây ra đốm đỏ, lở loét, đỏ kỳ, đỏ mỏ, tuột vảy, lang ben trên cá. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp