Tin Thủy Sản tuần 02/05 – 08/05/2022

(Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát) Tổng hợp tin tức về nông nghiệp – thủy sản trong tuần từ 02/05/2022 – 08/05/2022.


Giá thức ăn thủy sản tăng mạnh: Người nuôi cá lóc, cá tra chưa dám nuôi mới

Ông Nguyễn Văn Quốc, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: trước tình hình giá đầu vào (thức ăn, thuốc thú y thủy sản…) tăng mạnh, trong khi đó, đầu ra sản phẩm như giá cá lóc thương phẩm giảm và giá cá tra tuy có tăng, nhưng nhiều hộ đã “treo ao” trước đây và chưa sẵn sàng cho việc thả nuôi mới…

Tính đến cuối tháng 4/2022, toàn tỉnh đã 695 lượt hộ thả nuôi cá lóc, trên diện tích 119ha (đạt 19,2% so với kế hoạch), với 46,36 triệu con giống. Cá tra có 18 lượt hộ thả nuôi trên diện tích 10,5ha (đạt 17,5% so với kế hoạch, tăng 3,49ha so với cùng kỳ), với 3,9 triệu con giống, sản lượng thu hoạch 4.041 tấn (đạt 89,8% so với kế hoạch, tăng 3.766 tấn so với cùng kỳ).

Thời gian gần đây, giá thức ăn thủy sản liên tục tăng, khiến người nuôi thủy sản đang đối mặt với nhiều khó khăn khi giá cá liên tục giảm, đầu ra gặp nhiều khó khăn do tiêu thụ chậm. Những ngày cuối tháng 4/2022, vùng nuôi cá nước ngọt ở các xã Tân Hòa, Tân Hùng, Ngãi Hùng, Hùng Hòa (huyện Tiểu Cần), người nuôi như đang “ngồi trên đống lửa” khi cá đã đến kỳ xuất bán, nhưng giá cá ngày càng giảm, thương lái thu mua “nhỏ giọt”. Với thực trạng này người nuôi đang cầm chắc thua lỗ.

Ông Võ Quang Cường, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần cho biết: diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn huyện chủ yếu là cá lóc và cá tra. Với tình hình hiện nay, số diện tích thả nuôi sẽ khó đạt theo kế hoạch và các ao cá lóc hiện chủ yếu là sản lượng cá đang có trong ao, việc thả nuôi mới chưa có hộ nào thực hiện. Riêng giá cá tra đang ở mức khá cao (khoảng 27.000 đồng/kg), người nuôi lời khoảng 4.000-4.500 đồng/kg, nhưng lượng cá ở trong ao rất ít (diện tích thả nuôi 1,21ha/11 lượt hộ, với 307.000 con giống). Đối với diện tích nuôi cá lóc có 77 lượt hộ thả nuôi với 7,47ha mặt nước/4,1 triệu con giống.

Về lại vùng trọng điểm với nghề nuôi cá của xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần (từ năm 2015-2016) dao động 4,5-05ha mặt nước, cuối tháng 3/2022 giảm còn 01ha/07 ao. Theo ông Bùi Chí Linh, cán bộ Nông nghiệp – Môi trường xã Tân Hòa: hiện nay người nuôi cá tra đều có lời, nhưng lượng cá nuôi mới thì không có, chủ yếu cá lưu ao từ năm 2021; phần lớn ao nuôi cá tra được chuyển sang nuôi cá lóc hay “treo ao”.

Theo chiết tính của anh Trần Văn Đệ, ấp Cao Một, xã Tân Hòa: từ cuối năm 2021 đến nay, giá thức ăn cho cá tra tăng bình quân khoảng 3.000 đồng/kg; trung bình người nuôi cá tra sau thời gian khoảng 07-08 tháng cá sẽ đạt chuẩn từ 0,85 – 1,2kg/con. Khi đó, chi phí 01kg cá thương phẩm bằng 1,5kg phẩm thức ăn (thức ăn 14.500 – 15.000 đồng/kg) + tỷ lệ hao hụt 20% + giá cá giống 600-700 đồng/con… người nuôi cũng lời khoảng 5.000 đồng/kg cá nhưng các hộ nuôi mới thì chưa dám thả, do lo ngại giá cá tra chưa ổn định.

Nông dân xã Đại An, huyện Trà Cú thu hoạch cá lóc.

Về giá cá lóc thương phẩm hiện nay, khoảng 32.000 – 33.000 đồng/kg (loại 1, từ 01 – 1,2kg/con), tuy nhiên, với giá cá như vậy, người nuôi cá lóc lỗ từ 3.000 – 5.000 đồng/kg. Do tình trạng “neo cá” của các thương lái và đầu ra không có… từ đó, làm gia tăng chi phí đầu tư (thức ăn) khi cá vượt ngưỡng phát triển, thời gian nuôi càng dài (sau khi cá đạt trọng lượng trên 1,2kg/con), khả năng tiêu tốn thức ăn cao, nhưng cá tăng trọng giảm. Hiện trên địa bàn xã Đại An, huyện Trà Cú còn khoảng 45 hộ đang nuôi cá lóc, với diện tích mặt nước 6,02ha (khoảng 2,5 triệu con).

Anh Thạch Chung, hộ nuôi cá lóc ở ấp Mé Rạch B, xã Đại An không khỏi lo lắng cho biết: do có quá nhiều hộ tự phát với nghề nuôi cá lóc, nên mỗi khi giá cá rớt là kéo theo cả hệ lụy đến với nhiều người nuôi. Khi cá đến giai đoạn phải thu hoạch, nếu không bắt bán sẽ gánh thêm chi phí về thức ăn, ô nhiễm môi trường nước… Nếu “cầm cự” thì người nuôi càng lỗ do cá sẽ rơi vào giai đoạn chậm tăng trọng (khi cá đạt trọng lượng 0,8 – 01kg/con) và hệ số tiêu thụ thức ăn ở cá lớn tăng mạnh. Với giá cá hiện nay, bình quân người nuôi lỗ khoảng 3.500 – 4.000 đồng/kg.

Bài, ảnh: HỮU HUỆ (Báo Trà Vinh)


An Giang: “Lợi ích kép” với mô hình trồng xen canh

Từ nền đất ruộng canh tác lúa kém hiệu quả, nông dân xã Bình Hòa (huyện Châu Thành) đã mạnh dạn chuyển đổi, lên vườn trồng xen canh, đa dạng các loại cây trồng, như: Vú sữa hoàng kim, mít Thái, ổi, dừa, chuối, bông điên điển Thái… Bên cạnh đó, bà con còn tận dụng diện tích mặt nước ao trống trong vườn để nuôi cá, trồng bông súng, giúp tăng thu nhập cho nông hộ.

“Lấy ngắn nuôi dài”

Hơn 1 năm trước, diện tích đất rộng 4.000m2 của ông Nguyễn Ngọc Chẵng (ấp Bình Phú 2, xã Bình Hòa) vẫn còn canh tác lúa 3 vụ. Tuy nhiên, do là nền đất trũng, dễ bị ngập nước, ảnh hưởng đến năng suất lúa vào cuối vụ, nên ông Chẵng mạnh dạn chuyển đổi lên vườn trồng cây mít Thái. Ông Chẵng cho biết, trong vườn thiết kế thêm hệ thống tưới nước tự động, giúp nhà nông đỡ cực mà còn tiết kiệm được nước, chi phí thuê, mướn nhân công. Bên cạnh đó, với diện tích đất bờ ranh, mương còn trống, ông Chẵng tìm hiểu một số loại cây, như: Chuối, bông điên điển Thái… để trồng thêm. Mục đích chính là “lấy ngắn nuôi dài”, trong lúc chờ đợi cây mít Thái cho thu nhập. Riêng diện tích mương nước còn trống, ông Chẵng cho trồng bông súng, dẫn dụ cá đồng tự nhiên vào sinh trưởng, giúp tăng thêm thu nhập.

Vậy là, chỉ sau 2,5 tháng trồng, cây điên điển Thái bắt đầu cho thu hoạch bông, sản lượng từ 15-18kg/ngày. Mỗi ngày, bông điên điển được thương lái đến tận nơi để thu mua, với giá dao động từ 30.000-35.000 đồng/kg. “Trồng cây điên điển không cần tốn công chăm sóc, chỉ đầu tư chi phí mua hạt giống lúc ban đầu là có thể thu hoạch trong khoảng thời gian 6-7 tháng. Chỉ cực là mình phải thu hoạch buổi khuya, để kịp cân cho thương lái bán chợ buổi sáng sớm. Tôi trồng điên điển xen vào 2 bờ mương, cho thu nhập gần 40 triệu đồng, coi như là lấy lại vốn đầu tư chuyển đổi ban đầu từ đất ruộng sang làm vườn” – ông Chẵng phấn khởi.

Đó là chưa kể đến nguồn thu nhập từ cá đồng và bông súng dưới ao. Cách 2 ngày, ao bông súng của ông Chẵng sẽ cho thu hoạch trên 20kg, bán với giá 4.000-5.000 đồng/kg, thu nhập gần 100.000 đồng. “Bông súng trồng không bao lâu là cho thu hoạch, hái xong đem vô nhà có người lại cân, trả tiền tại chỗ. Thấy ít vậy chứ cũng đủ trang trải tiền điện, nước và chi phí sinh hoạt khác. Nhờ trồng xen canh thêm một số cây ngắn ngày, lcó tiền lai rai” – ông Chẵng chia sẻ thêm.

Dù ít đất sản xuất, nhưng nhờ mạnh dạn chuyển đổi, xen canh nhiều loại cây trồng ngắn ngày nên vẫn đạt được hiệu quả kinh tế

Nhân rộng mô hình

Ở ấp Bình Phú 2, ngoài ông Chẵng đã có thêm nhiều nông dân mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, với đa dạng các loại cây trồng. Như ông Lê Hữu Tài đã chuyển đổi 2.000m2 đất trồng lúa sang trồng sen. Hiện, ông Tài đã lên vườn trồng dừa xiêm đỏ và chuối. Ông Tài cũng tận dụng diện tích đất mặt ao trống để trồng thêm bông súng, 2 bờ mương trồng bông điên điển Thái. Nhờ vậy, trong thời gian chờ đợi nguồn thu từ cây dừa, ông Tài đã có thu nhập mỗi ngày từ bông điên điển, bông súng.

“Nhiều bà con xung quanh lên vườn trồng cây ăn trái có hiệu quả, xen canh nhiều loại cây ngắn ngày nên tôi mạnh dạn làm theo. Lúc trước, nhà có 2.000m2 đất trồng lúa, thu nhập không được bao nhiêu, cuối vụ may mắn lắm đủ trả tiền phân bón. Hiện giờ, cây dừa đang lớn, nhưng thu hoạch từ chuối, bông điên điển, bông súng đã thấy đỡ hơn làm ruộng” – ông Tài chia sẻ.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Hòa Phạm Văn Minh, từ phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái, hoa màu trên địa bàn xã ghi nhận được hiệu quả kinh tế. Trước khi chuyển đổi canh tác, nông dân luôn chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình hiệu quả đã làm trước. Thấy được nhu cầu của nông dân, địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn, kỹ thuật làm vườn, trồng cây ăn trái cho bà con cùng tham gia học tập. Qua đó, giúp cho nông dân mạnh dạn chuyển đổi, triển khai ứng dụng hiệu quả trên chính mô hình của mình. Tại ấp Bình Phú 2 đã thành lập 1 tổ hợp tác trồng cây ăn trái, với 15 thành viên, đều là nông dân ở địa phương.

“Các mô hình chuyển đổi cây trồng của nông dân rất đa dạng, xen canh nhiều loại cây trồng, từ mít Thái, dừa, cà na, ổi, bông điên điển Thái… Bước đầu cho hiệu quả kinh tế khả quan, nhờ vậy mà đời sống nông dân được cải thiện. Hiện tại, địa phương đã và đang thành lập các tổ hợp tác để tập hợp nông dân cùng tham gia sản xuất. Khi tham gia tổ hợp tác, nông dân sẽ nhận được hỗ trợ nhiều hơn từ vốn sản xuất, cũng như dễ dàng trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật trong quá trình canh tác, cho đến việc giới thiệu nông sản. Bên cạnh đó, địa phương đã tham gia sàn giao dịch nông sản điện tử của huyện Châu Thành nên đầu ra cho nông sản mà nông dân ở địa phương đang canh tác sẽ ổn định hơn” – ông Minh thông tin.

ÁNH NGUYÊN (Báo An Giang)


Bến Tre: Tạo đột phá trong phát triển kinh tế thủy sản theo hướng ổn định và bền vững

Nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh đã và đang phát triển khá mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng, nhất là vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Trong đó, phát triển mạnh về quy mô và sản lượng tôm tại 3 huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Đến nay, chủ trương của tỉnh vẫn xác định ngành thủy sản là một trong những thế mạnh mũi nhọn để phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định cụ thể đến năm 2025 phát triển 4.000ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao (CNC).

Xây dựng hợp tác xã

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Buội cho biết: Năm 2021, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 35.300ha, sản lượng 80 ngàn tấn, tăng 8% so với kế hoạch. Riêng tôm CNC có diện tích 2.000ha, đạt 100% so với kế hoạch đề ra, sản lượng đạt 42 ngàn tấn. Ngành đang tập trung phối hợp với UBND các huyện và các sở, ngành có liên quan vận động thành lập 1 hợp tác xã (HTX) nuôi tôm CNC tại huyện Thạnh Phú, quy mô 120ha, trong đó, có 20 hộ nuôi tôm CNC. Phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện kết nối đầu ra cho sản phẩm tôm Bến Tre, đồng thời xây dựng chứng nhận ASC trên con tôm nhằm nâng giá trị sản phẩm con tôm CNC.

Chăm sóc tôm công nghệ cao tại huyện Bình Đại. Ảnh: Phúc Hậu

Theo kế hoạch, đến năm 2025, toàn tỉnh có 4.000ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng CNC. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,92%. Trong đó, huyện Ba Tri 500ha, Bình Đại 2.000ha, Thạnh Phú 1.500ha. Sản lượng nuôi tôm nước lợ ứng dụng CNC đạt 144 ngàn tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 41,42%.

Phát triển ít nhất 3 HTX nuôi tôm ứng dụng CNC tham gia vào chuỗi giá trị tôm biển, đến năm 2025 đạt tỷ lệ HTX từ loại khá, tốt trên 80%. Hình thành liên kết giữa các doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp thủy sản và sản phẩm tôm nuôi với các HTX, tổ hợp tác. Mở rộng quy mô vùng nuôi thủy sản, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của chuỗi giá trị.

Đến năm 2025, sản phẩm nuôi tôm biển ứng dụng CNC được sản xuất dưới hình thức HTX chiếm tỷ lệ liên kết đạt trên 60%, sản xuất theo tiêu các chuẩn GAP (VietGAP, ASC, GlobalGAP…) chiếm tỷ lệ trên 70% và thực hiện đăng ký nuôi để cấp mã nhận diện chiếm tỷ lệ 100%. Nâng tổng giá trị sản phẩm tôm thu nhập trên 1ha đạt khoảng 450 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 41,42% và giá trị sản xuất của chuỗi tôm đạt 1 tỷ USD.

Tạo vùng nguyên liệu tập trung

Mục tiêu là phát triển nghề nuôi tôm nước lợ thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và tổ chức sản xuất hợp lý; năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái. Tạo đột phá trong phát triển kinh tế thủy sản theo hướng ổn định và bền vững, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh. Phát triển nuôi tôm nước lợ ứng dụng CNC theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng nguyên liệu tập trung, có sản lượng lớn, tạo đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Buội, trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức được xác định, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp cùng với các nhà đầu tư tập trung triển khai các giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm ứng dụng CNC gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất dựa trên các hộ, cơ sở nuôi phân tán, nhỏ lẻ thành các tổ hợp tác, HTX với mục tiêu là mỗi huyện thành lập 1 HTX nuôi tôm CNC 10 tỷ đồng/HTX. Tập trung nguồn lực để phát triển sản xuất 3 vùng tập trung như: 100ha tại xã Bảo Thuận – Ba Tri, 150ha tại xã Thạnh Phước – Bình Đại và 100ha tại xã Giao Thạnh, Thạnh Hải – Thạnh Phú; phát triển khu vực nuôi tôm ứng dụng CNC quy mô trang trại/hộ gia đình có diện tích từ 2 – 10ha. Rà soát, đánh giá xác định những khâu yếu trong chuỗi giá trị tôm biển để củng cố, nâng cấp nhằm tạo sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ.

Đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm CNC: Phối hợp với Ban Quản lý dự án các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng địa phương triển khai nhanh dự án hạ tầng thủy lợi, đường giao thông, vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn huyện Ba Tri, Bình Đại. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ Trung ương, các dự án (cụ thể DA WB 11 giai đoạn 2023 – 2026) để đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm CNC huyện Thạnh Phú. Phối hợp với Công ty Điện lực tỉnh ưu tiên đầu tư hệ thống điện 3 pha cho các vùng nuôi CNC tập trung trên địa bàn 3 huyện biển.

Huy động nhiều nguồn lực

Ngành nông nghiệp phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ngành có liên quan thực hiện huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư hợp tác nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm. Vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tham gia sản xuất trong vùng nuôi tôm CNC tập trung.

Đồng thời, phối hợp với ngành ngân hàng triển khai về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Một số điểm mới là doanh nghiệp được vay không có tài sản đảm bảo tối đa bằng 70 – 80% giá trị dự án nông nghiệp CNC với hình thức cho vay linh hoạt; ưu đãi về tiền thuê đất, cắt giảm thủ tục hành chính.

Vận động, thu hút đầu tư ít nhất 1 – 2 nhà máy chế biến tôm, góp phần nâng cao giá trị chuỗi tôm của tỉnh, trong đó Bình Đại phải có 1 nhà máy chế biến tôm. Huyện cố gắng phối hợp với các sở, ngành và tìm doanh nghiệp có năng lực đầu tư, kêu gọi đầu tư vào Khu công nghiệp Phú Thuận.

Liên kết phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất cung cấp đầu vào như con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường và doanh nghiệp chế biến, phân phối tiêu thụ sản phẩm cùng với ngành nông nghiệp tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn trong nuôi tôm ứng dụng CNC để người sản xuất và các doanh nghiệp tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật và thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm. Quan tâm hình thành các HTX nhằm xây dựng các quy chuẩn phù hợp đáp ứng thị trường thế giới để có đầu ra ổn định lâu dài.

“Trong năm 2022 hình thành 3 vùng nuôi tôm CNC, tập trung trên địa bàn 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, mỗi huyện tối thiểu 100ha/vùng. Phối hợp với Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm ứng dụng CNC quy mô nhỏ (1 – 2ha), phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân. Đây là yếu tố then chốt để đạt mục tiêu xây dựng vùng nuôi tôm CNC tập trung cũng như đủ điều kiện phát triển 4.000ha vào năm 2025”.

(Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Buội)

Thu Huyền (Báo Đồng Khởi)


Bà Rịa – Vũng Tàu: Thành công với mô hình nuôi cá “quý tộc”

Ở phường Phước Hiệp (TP.Bà Rịa), ít ai không biết đến mô hình nuôi cá Koi của anh Lương Gia Đạo và anh Phùng Phúc Long. Cá Koi được ví là loài cá “quý tộc” đang được ưa chuộng hiện nay.

Khởi nghiệp từ niềm đam mê

Với 9 hồ cá Koi hơn 2.000 con được anh Đạo và anh Long nuôi tại các trại giống trên địa bàn tỉnh. Địa điểm thứ nhất tại TX. Phú Mỹ và địa điểm thứ hai tại 115 (Nguyễn Hữu Thọ, phường Phước Hiệp, TP.Bà Rịa) có tích gần 1.000m2.

Một mô hình cá Koi do anh Đạo và anh Long thiết kế cũng như cung cấp cá Koi và nguồn thức ăn.

Đôi bạn này sẽ phân chia từng mảng để thực hiện công việc. Hai anh đã thành lập Công ty ATP LANDSCAPE (119+121 Hùng Vương, phường Phước Hưng, TP. Bà Rịa). Đây là công ty chuyên thiết kế về các công trình nuôi cá Koi như khuôn viên, sân nhà, biệt thự, khu nghỉ dưỡng… do anh Đạo đảm nhận. Còn anh Long sẽ quản lý nguồn thức ăn cá và chăm sóc sức khỏe cho cá Koi. Chính vì thế người dân trên địa bàn đã gọi anh là “bác sĩ” chăm sóc cá.

Ngay từ nhỏ, anh Đạo cũng như anh Long đã sớm bộc lộ niềm đam mê với những chú cá nhỏ. Để thỏa niềm mơ ước và có thể kinh doanh, hai anh đã hợp tác đầu tư xây dựng hệ thống bể cá hiện đại và mua những dòng cá Koi chất lượng, nguồn thức ăn từ Nhật Bản vận chuyển bằng đường hàng không về nuôi và cung cấp cho khách hàng.

Dẫn chúng tôi dạo quanh một vòng các hồ cá Koi, anh Đạo như được dịp tâm sự về cái duyên với giống cá này: “Trước đây, tôi chỉ nuôi cá cảnh cho vui, thỏa sức đam mê. Đến năm 2015, tôi bắt đầu tìm hiểu thị trường và đi các tỉnh thành học hỏi về mô hình nuôi cá Koi. Sau đó, thấy việc nuôi cá Koi có giá trị kinh tế cao và thu hút được nhiều người yêu thích nên tôi quyết định đầu tư để đưa loại cá này ra thị trường.

Bước đầu có những tiến triển tốt thuận lợi cho công việc kinh doanh của tôi. Khách có nhu cầu làm mô hình bể nuôi cá Koi, tôi sẽ khảo sát không gian chung và lên ý tưởng, thiết kế bản vẽ 3D trên máy tính để khách hàng tự chọn lựa, hoặc tôi sẽ thiết kế yêu cầu theo sở thích cá nhân của khách. Mỗi công trình như vậy thường mất khoảng 2 đến 3 tháng để hoàn thiện. Sau khi hồ cá đã được thử nghiệm và đưa vào sử dụng thì khách hàng sẽ đặt mua luôn cá Koi tại cơ sở của chúng tôi”.

Anh Long cũng cho hay, hiện tại trang trại của anh có đa dạng các dòng cá được lai tạo như: Kohaku (trắng pha đỏ); Showa Sanke (trắng pha đỏ cộng đen); Utsurimono (trắng pha đen); Ki Utsuri (vàng pha đen); Kinginrin (bạch kim hoặc vàng kim)… Để quảng bá thương hiệu cá Koi của mình, anh Đạo và anh Long giới thiệu qua các kênh mạng xã hội như Facebook, zalo với tên “ATP LANDSCAPE” là nơi giao lưu mua bán và chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá, thiết kế, thực hiện các công trình về mô hình nuôi cá Koi của anh đến mọi người.

Loài cá “quý tộc” này đã giúp hai anh khởi nghiệp thành công. Đó cũng là ý tưởng bắt nguồn từ niềm đam mê và nỗ lực không ngừng nghỉ. Chia sẻ về định hướng sắp tới, anh Đạo và Anh Long cho biết dự kiến sẽ mở thêm 2 trại cá Koi lớn kết hợp với sân vườn cảnh quan với diện tích khoảng 10.000m2 tại Long Thành – Đồng Nai và Bình Dương. Định hướng đây là nguồn cung cấp cá Koi quy mô lớn, chất lượng, giá ổn định dành cho những khách hàng cùng đam mê và yêu cá Koi. Và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ cho những ai muốn khởi nghiệp với nghề nuôi cá Koi.

Trắng đêm cùng với cá Koi

Với hơn 2.000 con cá Koi được nuôi tại 9 hồ cá, giá mỗi con giao động từ 2 triệu đến hàng trăm triệu đồng, tùy thời điểm, kích cỡ, màu sắc và chất lượng, mỗi năm đã đem lại cho các anh thu nhập cao và tạo việc làm ổn định cho gần 50 lao động tại địa phương (khoảng 8-10 triệu đồng/người/tháng).

Để có được thành quả ấy, suốt 3 năm ròng, anh Long không ngừng tham quan, tìm hiểu các trại cá giống Koi trên khắp cả nước, đã có nhiều đêm thức trắng để tìm hiểu tập tính sinh trưởng của loại cá khó tính này. Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá Koi, anh Long cho hay: “Để nuôi được cá Koi thành công, rất cần sự kiên trì và chịu khó học hỏi. Trong đó quan trọng nhất là môi trường nước, chế độ chăm sóc. Muốn những con cá có “body” chuẩn đẹp, tuổi thọ cao thì hồ phải rộng, nước luôn trong, độ pH luôn giữ ở mức 6-8, rong, tảo không được quá nhiều. Đặc biệt, phải phòng, chống bệnh nấm mang trên đàn cá. Còn việc lựa chọn giống cá Koi, phải chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, thân hình cân đối”.

Chị Trần Minh Thư (Xã Hòa Long, TP. Bà Rịa) là người yêu thích cá Koi lâu năm cho biết: “Tôi được anh Đạo thiết kế hồ cá Koi rất ấn tượng và đúng ý của tôi. Anh Long rất tận tình đến “thăm khám” đàn cá thường xuyên cũng như cung cấp nguồn thức ăn cho cá các loại tốt. Tôi rất hài lòng về thái độ cũng như kỹ năng làm việc của hai anh”.

Như “tiếng lành đồn xa”, anh Đạo và Anh Long ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ và chinh phục nhiều khách hàng khó tính. Những vị khách của anh không chỉ là người chơi cá trên địa bàn tỉnh mà còn từ các tỉnh bạn như Lâm Đồng, Đồng Nai… Ngoài ra anh Đạo còn làm những mô hình cá Koi này các nghệ sĩ nỗi tiếng.

Bên cạnh việc xuất cá cho khách hàng, anh Long cũng như anh Đạo luôn nhiệt tình tham gia tư vấn cách chọn thức ăn và chăm sóc, điều trị bệnh cho cá, thiết kế xây dựng, sửa chữa và nâng cấp cho hàng trăm hồ nuôi cá Koi trong và ngoài tỉnh.

Bài, ảnh: HẠNH DUYÊN (Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)


SẢN PHẨM THUỐC THÚ Y THỦY SẢN TIỆP PHÁT

KON PRO

SÁT TRÙNG PHỔ RỘNG TIÊU DIỆT VI KHUẨN VIBRIO GIẢI PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Công dụng: - Diệt vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn gây gan tụy, phân trắng, phát sáng. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
M-1

ĐIỀU TRỊ BỆNH QUẸO CỔ, MẮT MÙ MỘT BÊN Ở ẾCH, CHƯỚNG HƠI, SÌNH BỤNG, VIÊM Ổ BỤNG, VIÊM GAN, THẦN KINH

Công dụng: - Chuyên điều trị bệnh quẹo cổ ở ếch, mù mắt một bên. - Trị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu trên cá, ếch do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas, Vibrio spp.. - Điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường ruột, chướng hơi, sình bụng, viêm ổ bụng,… do các vi khuẩn nhạy cảm với Amoxicillin gây ra trên đối tượng thủy sản. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp
ANTIMAX

GIẢI ĐỘC GAN, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG, CHỐNG STRESS

Công dụng: - Bổ sung vitamin C, Sorbitol giúp tăng sức đề kháng, chống stress cho tôm, cá. - Giải độc gan, tái tạo tế bào gan, tăng cường chức năng gan. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TST 250

THUỐC SÁT TRÙNG THẾ HỆ MỚI

Công dụng: - Tiêu diệt vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong môi trường nuôi và dụng cụ nuôi. - Diệt khuẩn gây bệnh gan tụy, phân trắng, phát sáng. - Tiêu diệt nhanh chóng và triệt để vi khuẩn gây ra đốm đỏ, lở loét, đỏ kỳ, đỏ mỏ, tuột vảy, lang ben trên cá. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
COPPER 99

CẮT TẢO – DIỆT KHUẨN AN TOÀN CHO AO NUÔI

Công dụng: - Cung cấp đồng nano có tác dụng tiêu diệt nhanh và mạnh đối với hầu hết các vi khuẩn, vi rút, nấm, tảo độc trong môi trường nước ao nuôi, khử mùi tanh hôi của nước, ổn định màu nước. - Hạn chế tình trạng nhớt đáy, nấm phát sinh trong ao bạt đáy. - Khống chế và kiểm soát vi khuẩn gây hại và tảo độc bùng phát trong ao nuôi. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
SUPER MIX

KHOÁNG CHẤT ĐẬM ĐẶC KÍCH THÍCH LỘT XÁC VÀ CỨNG VỎ NHANH

Công dụng: - Bổ sung khoáng chất cho ao nuôi hỗ trợ tôm lột xác và phát triển. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TRIMESUL 48

ĐIỀU TRỊ ĐỐM ĐỎ, XUẤT HUYẾT, VIÊM RUỘT, LỞ LOÉT

Công dụng: - Trị đốm đỏ, xuất huyết vây hậu môn, viêm ruột, lở loét do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas trên cá nuôi nước ngọt. - Trị bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy do vi khuẩn Vibrio trên tôm. [sc name="sg5"]
not rated
Đọc tiếp
ORGANIC ACID

BỔ SUNG ACID HỮU CƠ CẦN THIẾT GIẢM pH ĐƯỜNG RUỘT - NGĂN NGỪA PHÂN TRẮNG - NÂNG CAO KHẢ NĂNG HẤP THU

Công dụng: - Bổ sung acid hữu cơ cần thiết cho đường ruột tôm, gia tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, giảm FCR. - Giảm pH đường ruột, ức chế vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh phân trắng và các bệnh về đường ruột trên tôm như lỏng ruột, phân đứt khúc. - Ngăn chặn tác hại của độc tố nấm mốc trong thức ăn và tảo độc. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
MILLENIUM

BỔ SUNG VITAMIN TẠO NĂNG LƯỢNG, NĂNG CAO SỨC KHỎE CHO CÁ ẾCH BỐ MẸ GIAO PHỐI VÀ ĐẺ TRỨNG TỐT HƠN

Công dụng: - Bổ sung các vitamin, acid amin cần thiết cho cá, ếch bố mẹ, giúp buồng trứng hoàn chỉnh, nhiều trứng hơn, giao phối tốt hơn. - Tăng sức đề kháng, chống sốc, giảm stress. - Tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe cho cá, ếch bố mẹ giúp tỷ lệ sinh sản cao hơn. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp