Tin Thủy Sản tuần 09/05 – 15/05/2022

(Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát) Tổng hợp tin tức về nông nghiệp – thủy sản trong tuần từ 09/05/2022 – 15/05/2022.


Giá cá tra thương phẩm tăng, nhưng người nuôi lãi thấp

Dù giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tăng từng ngày và đang đứng ở mức cao. Thế nhưng, doanh nghiệp chế biến và cả người nông dân đều kém vui, bởi người mua thì khan hiếm nguyên liệu, người bán thì huề vốn thậm chí lỗ vì chi phí sản xuất quá cao.

Chưa vội thả nuôi

Tại ĐBSCL, giá cá tra sau thời gian giảm gần chạm đáy vì dịch bệnh nay đã dần phục hồi và neo giữ ở mức cao. Giá cá tra tăng một phần do dịch Covid-19 dần được kiểm soát, hoạt động xuất khẩu nói chung, xuất khẩu thủy sản nói riêng được nối lại, phần khác do nguồn nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất ngành hàng cá tra đang vô cùng khan hiếm đã tác động lớn đến giá cá.

Công ty Cổ phần thủy sản Biển Đông Hậu Giang đang đứng trước nguy cơ không đủ nguồn nguyên liệu để làm.

Nhiều hộ nuôi cá tra tại thành phố Cần Thơ, Hậu Giang cho biết: Cá tra nguyên liệu hiện được các thương lái thu mua với mức giá 33.000 đồng/kg, tăng từ 2.000-3.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm. Với mức giá này, những hộ thả nuôi cá từ tháng 10 năm ngoái đến nay sẽ có lời, bởi thời điểm đó giá thức ăn và chi phí sản xuất chưa có nhiều biến động, thế nhưng việc đầu tư thả nuôi hay xuất bán thời điểm này là điều mà các hộ chăn nuôi không mấy mặn mà.

Lý giải tình trạng này, ông Nguyễn Ngọc Hải, ngụ quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, người có thâm niên mấy chục năm vui buồn cùng loài cá da trơn này, trần ngâm: “Giá thức ăn năm ngoái so với năm nay tăng 30%. Các chi phí con giống, thuốc phòng trị bệnh đều cũng tăng theo. Những người nuôi cách đây 7-8 tháng thì bán giá này có lãi, do giá thức ăn còn thấp. Nếu giá cá quay đầu giảm thì người nuôi sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không trụ nổi nên nhiều người chần chừ chưa tiếp tục thả nuôi vụ mới”.

Thực tế những năm qua, con cá tra giúp nhiều hộ vươn lên khá giàu nhưng cũng làm không ít người điêu đứng, dịch bệnh nhiều hộ bỏ ao hoặc nuôi cầm chừng. Bên cạnh đó, cá tra tới kỳ xuất bán bị ảnh hưởng dịch bệnh không có đầu ra dẫn đến quá lứa, đội chi phí sản xuất lên rất cao. Thế nên, giá cá tra nguyên liệu thu mua cao giúp người nuôi có lợi nhuận, nhưng không nhiều, thậm chí huề vốn. HTX nuôi thủy sản Đại Thắng, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy có 22 thành viên, hiện còn khoảng 50 tấn cá tra nguyên liệu. Dù giá bán tăng nhưng nhiều thành viên của HTX vẫn chưa vội thả nuôi lại.

Ông Nguyễn Tấn Phong, Giám đốc HTX nuôi thủy sản Đại Thắng, bộc bạch: “Giá thức ăn chưa ổn định, trước đây khoảng 10.000 đồng/kg, nay tăng thêm khoảng 5.000 đồng. Bà con nuôi giỏi tốn khoảng 1,5kg-1,7kg, với giá thức ăn như hiện nay tính ra từ lúc nuôi đến lúc đạt trọng lượng 1kg/con người nuôi phải tốn khoảng 25.000 đồng tiền thức ăn cho cá, đó là chưa kể tiền mua cá giống nên bà con chưa dám tái sản xuất, giờ treo hầm, nuôi cá tạp. HTX chỉ có 1-2 hộ có cá để bán, đây là số cá còn lại sau đợt dịch vừa qua, tính ra phá huề do giá thức ăn tăng cao”.

Doanh nghiệp lo thiếu nguyên liệu

Nông dân ngại thả nuôi mới dù giá cá nguyên liệu nhích lên vô tình đẩy nhiều doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng cá tra vào thế khó. Nhất là khi hoạt động xuất khẩu bắt đầu nhộn nhịp trở lại sau dịch Covid-19.

Đại diện Công ty Cổ phần Thủy sản Biển Đông Hậu Giang, cho hay: Từ khi qua dịch đến nay, đơn vị bị động về nguồn nguyên liệu đầu vào. Để duy trì sản xuất, đơn vị phải nhờ vào nguồn cá tra từ vùng nuôi của công ty cung cấp xuống nhà máy. Doanh nghiệp có 2 xưởng sản xuất với khoảng 2.000 công nhân, cao điểm có thể cần tới 40 tấn cá tra/ngày. Thế nhưng hiện nay, chỉ có 1 xưởng hoạt động với 500 công nhân, khả năng tiếp nhận xử lý 20 mấy đến 30 tấn/ngày, do không đủ nguyên liệu.

Chị Hồ Thị Cẩm Nhung, Phòng tổ chức Công ty Cổ phần Thủy sản Biển Đông Hậu Giang, cho biết: “Trước khi dịch, chúng tôi thu nguyên liệu hầm cá ở tỉnh Sóc Trăng. Thời điểm này, lượng cá trong dân không còn nhiều, họ ngại thả nuôi mới. Đơn hàng từ đây đến cuối năm còn nhiều lắm, nguy cơ không đủ nguồn nguyên liệu để làm”.

Số liệu của Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 3-2022, diện tích thả nuôi mới cá tra chỉ bằng 94% so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo tình trạng khan hiếm nguyên liệu sẽ còn tiếp tục kéo dài cho tới ít nhất là hết quý II/2022.

Ông Ngô Minh Long, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang, cho biết: Diện tích nuôi cá tra của Hậu Giang trước đây trên dưới 100ha, trong đó diện tích thả nuôi thường xuyên từ 30-40ha. Ao nuôi cá tra không có lời, chuyển sang nuôi các loại các khác, thậm chí treo ao. Xét về diện tích thực tại của tỉnh nuôi cá tra được tốt rất nhỏ.

“Hiện nay về chủ trương chung Hậu Giang không thống nhất, đào thêm ao nuôi cá tra nữa, do rủi ro cao. Thực sự những người nuôi cá tra rất khó để thành chuỗi, ít ra phải có hệ thống sản xuất, có hệ thống bao tiêu, thức ăn… nên Hậu Giang không mạnh như An Giang, Đồng Tháp…”, ông Long nhấn mạnh.

Ở khía cạnh khác, để đảm bảo ngành cá tra phát triển sản xuất và xuất khẩu ổn định, Bộ NN&PTNT yêu cầu Tổng cục Thủy sản tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng giống cá tra, phục vụ nuôi thương phẩm. Chỉ đạo sản xuất, cung ứng đủ con giống chất lượng cao để nâng cao hiệu quả, hạ giá thành sản xuất…

Bài, ảnh: NGUYÊN TOÀN (Hậu Giang Online)


Xuất khẩu thủy sản liên tiếp trong 2 tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Dự báo, xuất khẩu thủy sản quý 2 năm nay tiếp tục tăng trưởng mạnh và có thể chạm mốc 3 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mặt hàng thủy sản chủ lực trong cuối quý 1 và đầu quý 2.

Giá trị xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm nay đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng tới 46,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dự báo, trong quý 2, xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng khi những mặt hàng thủy sản chủ lực gồm: Tôm, cá tra đang thuận lợi về đầu ra tiêu thụ tại các thị trường Mỹ và Trung Quốc.

Sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau dịch Covid-19 với nhu cầu tăng cao đang là lợi thế đối với các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam tại nhiều thị trường chủ lực trong đó có Mỹ và Trung Quốc.

Ngoài ra, giá thủy sản tăng cùng sự thiếu hụt về nguồn cung trên thị trường thế giới do tác động từ căng thẳng Nga – Ukraine cũng là cơ hội lớn để gia tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói riêng và xuất khẩu thủy sản nói chung của Việt Nam.

Minh Long/VOV


Giá cá rô đầu vuông tăng cao, người nuôi không còn cá để bán

Hiện thương lái tìm đến tận ao nuôi ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) thu mua cá rô đầu vuông loại 300 gram/con với giá 38.000-40.000 đồng/kg, tăng gần 16.000 đồng/kg. Cá rô đầu vuông có thời gian thả nuôi 8 tháng, giá thành sản xuất, bao gồm: cá giống, thức ăn và công chăm sóc khoảng 26.000 đồng/kg. Với giá bán hiện nay, người nuôi lãi gần 14.000 đồng/kg.

Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, hiện nay, giá cá rô đầu vuông tuy cao nhưng người nuôi trong huyện không còn nhiều cá để bán. Nguyên nhân là do thời gian qua giá cá rô đầu vuông ở mức thấp và ảnh hưởng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ao nuôi cá này bị quá lứa thu hoạch khiến người nuôi thua lỗ, nên nhiều người dân “treo ao” hoặc chuyển sang nuôi các loài thủy sản khác.

Theo thống kê của ngành chuyên môn, toàn huyện Phụng Hiệp chỉ còn khoảng 40ha nuôi cá rô đầu vuông, giảm hơn 20ha so với cùng kỳ năm trước.


Lo thiếu nguyên liệu cá tra

Tính đến hết tháng 3/2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt trên 160 triệu USD, tăng 123%. Hiện nay, tình trạng lạm phát kỷ lục đang diễn ra ở Mỹ do chuỗi cung ứng đứt gãy và tác động của khủng hoảng Ukraine, giá cả tăng chóng mặt, nhu cầu nhu yếu phẩm, trong đó có thực phẩm, thủy sản tăng mạnh nên sắp tới là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đông lạnh sang thị trường này.

Theo đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL lập đỉnh vào cuối quý I/2022, giá trung bình xuất khẩu sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh sang hầu hết các thị trường cũng tăng mạnh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang xuất khẩu sản phẩm cá tra nguyên con, cắt xẻ bướm đông lạnh, bao tử cá tra đông lạnh, bong bóng cá tra khô, cá tra nguyên con bỏ nội tạng đông lạnh, da cá tra đông block đông lạnh… sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp lo thiếu nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu trong những tháng tới.

Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản, hiện nay, diện tích thả nuôi mới cá tra chỉ bằng 94% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thu hoạch đạt 350.000 tấn tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tại một số địa phương chủ lực sản xuất cá tra như Đồng Tháp, diện tích nuôi cá tra cũng chỉ đạt 94,6%; diện tích nuôi cá tra thâm canh của Vĩnh Long cũng giảm 22,9% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cá tra nguyên liệu tăng trong thời gian qua giúp cho người nuôi có động lực thả nuôi trở lại, tuy nhiên chi phí thức ăn, con giống, nguyên liệu vật tư đầu vào cũng tăng nhanh không kém giá cá bán. Do đó, cho tới nay, cả người nuôi và doanh nghiệp chưa lời cao.

Hiện nay cả nước có gần 120 cơ sở chế biến xuất khẩu cá tra với tổng công suất thiết kế ước đạt 1,8 triệu tấn nguyên liệu/năm, hầu hết các cơ sở nằm ở vùng ĐBSCL. Các cơ sở được trang bị máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng tốt các yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.

LÝ AN


SẢN PHẨM THUỐC THÚ Y THỦY SẢN TIỆP PHÁT

KON PRO

SÁT TRÙNG PHỔ RỘNG TIÊU DIỆT VI KHUẨN VIBRIO GIẢI PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Công dụng: - Diệt vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn gây gan tụy, phân trắng, phát sáng. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
M-1

ĐIỀU TRỊ BỆNH QUẸO CỔ, MẮT MÙ MỘT BÊN Ở ẾCH, CHƯỚNG HƠI, SÌNH BỤNG, VIÊM Ổ BỤNG, VIÊM GAN, THẦN KINH

Công dụng: - Chuyên điều trị bệnh quẹo cổ ở ếch, mù mắt một bên. - Trị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu trên cá, ếch do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas, Vibrio spp.. - Điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường ruột, chướng hơi, sình bụng, viêm ổ bụng,… do các vi khuẩn nhạy cảm với Amoxicillin gây ra trên đối tượng thủy sản. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp
ANTIMAX

GIẢI ĐỘC GAN, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG, CHỐNG STRESS

Công dụng: - Bổ sung vitamin C, Sorbitol giúp tăng sức đề kháng, chống stress cho tôm, cá. - Giải độc gan, tái tạo tế bào gan, tăng cường chức năng gan. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TST 250

THUỐC SÁT TRÙNG THẾ HỆ MỚI

Công dụng: - Tiêu diệt vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong môi trường nuôi và dụng cụ nuôi. - Diệt khuẩn gây bệnh gan tụy, phân trắng, phát sáng. - Tiêu diệt nhanh chóng và triệt để vi khuẩn gây ra đốm đỏ, lở loét, đỏ kỳ, đỏ mỏ, tuột vảy, lang ben trên cá. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
COPPER 99

CẮT TẢO – DIỆT KHUẨN AN TOÀN CHO AO NUÔI

Công dụng: - Cung cấp đồng nano có tác dụng tiêu diệt nhanh và mạnh đối với hầu hết các vi khuẩn, vi rút, nấm, tảo độc trong môi trường nước ao nuôi, khử mùi tanh hôi của nước, ổn định màu nước. - Hạn chế tình trạng nhớt đáy, nấm phát sinh trong ao bạt đáy. - Khống chế và kiểm soát vi khuẩn gây hại và tảo độc bùng phát trong ao nuôi. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
SUPER MIX

KHOÁNG CHẤT ĐẬM ĐẶC KÍCH THÍCH LỘT XÁC VÀ CỨNG VỎ NHANH

Công dụng: - Bổ sung khoáng chất cho ao nuôi hỗ trợ tôm lột xác và phát triển. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TRIMESUL 48

ĐIỀU TRỊ ĐỐM ĐỎ, XUẤT HUYẾT, VIÊM RUỘT, LỞ LOÉT

Công dụng: - Trị đốm đỏ, xuất huyết vây hậu môn, viêm ruột, lở loét do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas trên cá nuôi nước ngọt. - Trị bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy do vi khuẩn Vibrio trên tôm. [sc name="sg5"]
not rated
Đọc tiếp
ORGANIC ACID

BỔ SUNG ACID HỮU CƠ CẦN THIẾT GIẢM pH ĐƯỜNG RUỘT - NGĂN NGỪA PHÂN TRẮNG - NÂNG CAO KHẢ NĂNG HẤP THU

Công dụng: - Bổ sung acid hữu cơ cần thiết cho đường ruột tôm, gia tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, giảm FCR. - Giảm pH đường ruột, ức chế vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh phân trắng và các bệnh về đường ruột trên tôm như lỏng ruột, phân đứt khúc. - Ngăn chặn tác hại của độc tố nấm mốc trong thức ăn và tảo độc. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
MILLENIUM

BỔ SUNG VITAMIN TẠO NĂNG LƯỢNG, NĂNG CAO SỨC KHỎE CHO CÁ ẾCH BỐ MẸ GIAO PHỐI VÀ ĐẺ TRỨNG TỐT HƠN

Công dụng: - Bổ sung các vitamin, acid amin cần thiết cho cá, ếch bố mẹ, giúp buồng trứng hoàn chỉnh, nhiều trứng hơn, giao phối tốt hơn. - Tăng sức đề kháng, chống sốc, giảm stress. - Tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe cho cá, ếch bố mẹ giúp tỷ lệ sinh sản cao hơn. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp