Tin Thủy Sản tuần 10/01 – 16/01/2022

(Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát) Tổng hợp tin tức về nông nghiệp – thủy sản trong tuần từ 10/01/2022 – 16/01/2022.


Bến Tre: Qua 1 năm thực hiện Đề án phát triển 4 ngàn ha nuôi tôm công nghệ cao

Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh triển khai thực hiện Đề án phát triển 4 ngàn ha nuôi tôm công nghệ cao (CNC), tập trung tại 3 huyện biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Đây là một trong những hành động cụ thể hóa mục tiêu phát triển tỉnh về hướng Đông. Qua 1 năm triển khai, kết quả được các địa phương đánh giá khả quan và có khả năng về đích sớm, trước năm 2025.

Kết quả bước đầu

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Buội cho hay, ngay từ đầu năm, ngành nông nghiệp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3004, ngày 1-6-2021 về phát triển 4 ngàn ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng CNC đến năm 2025. Theo đó, thu hút được Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam liên kết sản xuất vùng nuôi tôm CNC tại 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, nhằm đào tạo cho người dân về kỹ thuật, cung ứng vật tư, con giống và liên kết tiêu thụ.

Đến nay, tổng diện tích nuôi tôm ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh ước đạt khoảng 2 ngàn ha, đạt 100% so với kế hoạch và tăng 22% với năm 2020. Năng suất bình quân 60 – 70 tấn/ha, ước sản lượng đạt 40 ngàn tấn. Sở đã phối hợp với các huyện đề xuất vùng nuôi tôm CNC tập trung tại các huyện, gồm: huyện Ba Tri (100ha), huyện Bình Đại (trên 100ha), huyện Thạnh Phú (100ha).

Bước đầu, Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức liên kết sản xuất đối với vùng nuôi tôm CNC tập trung trên địa bàn huyện Thạnh Phú; thống nhất bước đầu về phương án hợp tác kết nối hỗ trợ mô hình cho 3 vùng tập trung nuôi tôm ứng dụng CNC đối với 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú theo chỉ đạo của UBND tỉnh; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân huyện Thạnh Phú, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đề xuất bầu Ban sáng lập để vận động thành lập hợp tác xã nuôi tôm ứng dụng CNC tại vùng tập trung trên địa bàn huyện Thạnh Phú.

Kế hoạch phát triển của từng huyện

Ông Nguyễn Hữu Học – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri nhận định, mô hình nuôi tôm CNC trên địa bàn hiện nay rất hiệu quả. Ba Tri hiện có khoảng 200ha nuôi tôm CNC, trong đó năm 2021 đã phát triển 50ha. Đây là yếu tố tác động đến toàn huyện trong việc khuyến khích chuyển đổi lên nuôi tôm CNC trong thời gian tới.

“Trước đây, Ba Tri chủ yếu nuôi tôm theo mô hình nhỏ lẻ, manh mún, thiếu vốn đầu tư. Với mô hình CNC, bước đầu lan tỏa hiệu quả tích cực. Khó khăn hiện nay là việc đầu tư các tuyến đường vào vùng nuôi; hệ thống lưới điện ba pha…”, ông Nguyễn Hữu Học nêu.

Hướng tới, huyện Ba Tri sẽ tích cực phối hợp với các sở, ngành tỉnh xây dựng 6 tuyến đường; 24km hạ thế lên trung thế phục vụ nuôi tôm. Phối hợp chọn vùng nuôi CNC tập trung 100ha tại xã Bảo Thuận. Theo đó, huyện khảo sát thành lập hợp tác xã tại vùng nuôi 100ha này. Đồng thời, huyện đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hỗ trợ liên kết với doanh nghiệp; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ; hỗ trợ đầu vào về con giống, thức ăn; kết nối với ngân hàng hỗ trợ vốn cho các hộ nuôi trong khu vực; đầu tư hạ tầng lưới điện.

Theo kế hoạch đến năm 2025, huyện Bình Đại phát triển 2 ngàn ha. Kết quả qua 1 năm, huyện có 700ha tôm CNC. Định hướng năm 2022 và những năm tiếp theo sẽ phấn đấu đạt 1.300ha. Về giải pháp, huyện xác định cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong công tác triển khai.

Ông Mai Văn Hùng – Phó chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú cho biết: Theo kế hoạch phát triển 1.500ha, huyện chọn 5 khu vực có khả năng đầu tư phát triển và có xây dựng mục tiêu, phương án triển khai. Giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2023: triển khai các vùng nuôi tôm ứng dụng CNC thuận lợi về hạ tầng có sẵn với diện tích 940ha.

Giai đoạn 2 từ năm 2023 – 2025: Giữ vững diện tích nuôi 940ha, tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi các vùng và triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng mới. Phát triển thêm ít nhất 560ha nuôi tôm ứng dụng CNC.

Kết quả triển khai đến nay đạt 700ha nuôi tôm CNC. Hiệu quả lan tỏa bước đầu rất tốt, từ sản lượng đến chất lượng đều đạt theo yêu cầu. Nhiều hộ mở rộng quy mô. Khả năng đến năm 2025 đạt trên 1.500ha, đạt vượt mục tiêu.

Định hướng năm 2022 sẽ thành lập tổ chỉ đạo của huyện, từng xã có tổ vận động để triển khai thực hiện. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi thu hút các doanh nghiệp để đầu tư vào các vùng nuôi trên địa bàn huyện. Hình thành các tổ chức sản xuất nuôi tôm biển CNC để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.

Phấn đấu đến năm 2025, huyện Thạnh Phú thành lập ít nhất 1 hợp tác xã có doanh thu 100 tỷ đồng; 5 tổ hợp tác liên kết sản xuất hoạt động hiệu quả. Tỷ lệ giá trị sản phẩm tôm sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, ASC… trên 60%. 100% các tổ chức, cá nhân nuôi tôm ứng dụng CNC đăng ký cấp mã số ao nuôi đúng quy định của Luật Thủy sản. 50% hộ nuôi tôm tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã có liên kết chuỗi giá trị ổn định đầu vào, đầu ra.

Bên cạnh nuôi tôm CNC, trong thời gian qua, ngành nông nghiệp cũng triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án nuôi tôm theo hướng CNC trên địa bàn 3 huyện biển, như: nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ruộng lúa, chuyên canh tôm càng xanh… Đã và đang chuyển giao thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, góp phần tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất, giới thiệu các mô hình điển hình để người dân tham quan học tập kinh nghiệm. Qua đó, nhằm nhân rộng hiệu quả của mô hình và đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, góp phần gia tăng thu nhập cho người dân, chủ động thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu.

Bài, ảnh: Cẩm Trúc (Báo Đồng Khởi)


Khẳng định thương hiệu, nâng giá trị nông sản Cần Thơ

Những năm gần đây, cùng với việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, TP Cần Thơ đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản, đặc sản tại các quận, huyện. Hướng đi này góp phần thúc đẩy tiêu thụ và nâng cao giá trị nông sản, nhất là những sản phẩm có lợi thế, tiềm năng, đặc trưng của thành phố.

Mở ra triển vọng

Ông Nguyễn Thanh Hừng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP Cần Thơ, cho biết: Cuối năm 2015, UBND TP Cần Thơ ra Quyết định số 3408/QÐ-UBND phê duyệt Ðề án xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản TP Cần Thơ nhằm hỗ trợ các cá nhân, cơ sở và các tổ chức đăng ký nhãn hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của thành phố. Ðồng thời, hỗ trợ các chủ thể (cá thể, hợp tác xã, doanh nghiệp,…) ứng dụng đồng bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; tham gia hoạt động xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm qua các kỳ hội chợ và hội thi trái ngon. Từ nền tảng này, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP Cần Thơ phối hợp với các quận, huyện và ban ngành hữu quan tiến hành khảo sát, chọn hộ để hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất và hỗ trợ, tư vấn đăng ký nhãn hiệu nông sản. Trung tâm đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho 9 sản phẩm, đến nay đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 4 chứng nhận nhãn hiệu nông sản: vú sữa Trường Khương A (huyện Phong Ðiền), mãng cầu Thới Hưng Cờ Ðỏ (huyện Cờ Ðỏ), đậu nành rau Thy Tám và mận ngọt Chín Phường (quận Thốt Nốt).

Ông Trần Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Vườn cây ăn trái Trường Khương A, chia sẻ: “Sau 2 năm nỗ lực, vú sữa Trường Khương A đã chính thức được công nhận nhãn hiệu tập thể. Những năm qua, vú sữa Trường Khương A tiêu thụ khá tốt tại thị trường nội địa và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Và nay, nhãn hiệu được bảo hộ sẽ tiếp thêm động lực, tăng uy tín để sản phẩm của hợp tác xã chúng tôi được nhiều người biết đến và vươn xa hơn nữa ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu”.

Theo bà Trần Thị Nhung Em, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cờ Ðỏ, nhãn hiệu “Mãng cầu Thới Hưng Cờ Ðỏ” được bảo hộ là cơ hội để người tiêu dùng nhận diện thương hiệu và gây dựng niềm tin về chất lượng sản phẩm mãng cầu Thới Hưng. Xã Thới Hưng hiện có trên 4.000ha diện tích cây ăn trái, trong đó, có khoảng 500ha trồng mãng cầu na và mãng cầu xiêm với sản lượng mỗi năm khoảng 8.000-9.000 tấn/năm. Diện tích mãng cầu được trồng tập trung ở ấp 6 và ấp 7. Cùng với việc đầu tư phát triển thương hiệu mãng cầu Thới Hưng, huyện cũng phát triển 2 nhãn hiệu trà mãng cầu đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và Hợp tác xã Mãng cầu Thới Hưng đang sản xuất rượu mãng cầu để xây dựng nhãn hiệu rượu mãng cầu Cờ Ðỏ.

Không ngừng nâng chất lượng

Có thể thấy rằng, việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Cần Thơ là hướng đi tất yếu, nhất là trong bối cảnh yêu cầu từ người tiêu dùng ngày càng cao ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản tại Cần Thơ trên thực tế vẫn tồn tại nhiều bất cập: tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết dẫn đến nguồn nguyên liệu không đồng đều, chất lượng không ổn định; nông dân, doanh nghiệp vẫn chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất an toàn, theo tiêu chuẩn… Một số nông dân, cơ sở sản xuất chưa hiểu hết giá trị của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu nên thiếu hợp tác, làm ảnh hưởng đến việc duy trì, phát triển thương hiệu nông sản. Mặt khác, đâu đó vẫn có tình trạng khi được Nhà nước hỗ trợ làm mô hình điểm thì rất tốt nhưng sau khi đơn vị hỗ trợ rút lui việc phát triển, nâng chất thương hiệu nông sản có dấu hiệu tuột dốc…

Theo ông Nguyễn Thanh Hừng, xây dựng thương hiệu đã khó, giữ vững và phát triển thương hiệu càng khó khăn hơn. Vì vậy, bên cạnh việc duy trì và mở rộng vùng trồng, các địa phương cần tiếp tục hỗ trợ nhà vườn, nông dân, hợp tác xã phát triển sản phẩm theo hướng vừa đảm bảo số lượng vừa đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu. Ngoài ra, các bên có liên quan cũng cần phối hợp đa dạng hóa sản phẩm để tạo dấu ấn, tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường. Về phía ngành Nông nghiệp thành phố sẽ tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá để mở rộng kênh tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản đã được đăng ký thương hiệu ở cả kênh trực tiếp và sàn thương mại điện tử.

Nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả bảo hộ, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ đã tham mưu UBND thành phố ban hành Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ TP Cần Thơ đến năm 2030. Ông Ngô Anh Tín, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ, cho biết: Thành phố sẽ hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ trong và ngoài nước đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới… Trong đó, một số nhiệm vụ ưu tiên thực hiện như: xác lập quyền sở hữu trí tuệ các giống lúa OM; xây dựng và phát triển thương hiệu bánh tráng Thuận Hưng; phát triển thương hiệu Gạo Cần Thơ; phát triển thương hiệu Bánh tét lá cẩm Cần Thơ; phát triển thương hiệu Nhãn IDO Ðồng Tâm… Song song đó, thành phố cũng tập trung nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; chuyển đổi số trong xây dựng và phát triển thương hiệu một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực…

Bài, ảnh: MỸ THANH (Báo điện tử Cần Thơ)


Bảng giá thủy sản tuần 10/01/2022 – 16/01/2022

Bảng giá một số mặt hàng thủy sản cập nhật mới nhất hôm nay, giá thủy sản tuần 10/01/2022 – 16/01/2022.

TÊN MẶT HÀNG ĐƠN GIÁ (VNĐ) ĐƠN VỊ TÍNH NGÀY BÁO GIÁ ĐỊA PHƯƠNG
Cá tra thịt trắng 35.000 – 40.000 đồng/kg 13/1/2022 An Giang
Lươn loại 2 170.000 – 180.000 đồng/kg 13/1/2022 An Giang
Lươn loại 1 180.000 – 200.000 đồng/kg 13/1/2022 An Giang
Ếch nuôi 55.000 – 60.000 đồng/kg 13/1/2022 An Giang
Tôm càng xanh 230.000 – 240.000 đồng/kg 13/1/2022 An Giang
Cá lóc nuôi 48.000 – 52.000 đồng/kg 13/1/2022 An Giang
Cá nàng hai 47.000 – 49.000 đồng/kg 13/1/2022 An Giang
Cá điêu hồng 48.000 – 50.000 đồng/kg 13/1/2022 An Giang
Cá rô phi 32.000 – 35.000 đồng/kg 13/1/2022 An Giang
Tôm thẻ 100 con/kg 98.000 đồng/kg 13/1/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 70 con/kg 120.000 đồng/kg 13/1/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 60 con/kg 128.000 đồng/kg 13/1/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 50 con/kg 138.000 đồng/kg 13/1/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 40 con/kg 152.000 đồng/kg 13/1/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 30 con/kg 185.000 – 190.000 đồng/kg 13/1/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 25 con/kg 210.000 đồng/kg 13/1/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 20 con/kg 255.000 đồng/kg 13/1/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 50 con/kg tại ao 135.000 đồng/kg 12/1/2022 TP Hồ Chí Minh
Tôm thẻ (80 con/kg) tại ao 108.000 đồng/kg 12/1/2022 Cà Mau
Tôm thẻ (100 con/kg) tại ao 97.000 đồng/kg 12/1/2022 TP Hồ Chí Minh
Cua thịt 300.000 đồng/kg 12/1/2022 Bạc Liêu
Cua gạch 550.000 đồng/kg 12/1/2022 Bạc Liêu
Cá mú loại 1 con/kg 120.000 đồng/kg 12/1/2022 Khánh Hòa
Cá trắm cỏ tại ao 46.000 đồng/kg 12/1/2022 Hải Dương
Cá chép tại ao 33.000 đồng/kg 12/1/2022 Hải Dương
Cá sặc rằn tại ao 48.000 đồng/kg 12/1/2022 Đồng Tháp
Giá Cá rô phi (tại ao) 31.000 đồng/kg 12/1/2022 Hải Dương
Cá điêu hồng tại ao 31.000 đồng/kg 12/1/2022 Đồng Tháp
Cá lăng tại bè 65.000 đồng/kg 12/1/2022 Đồng Tháp
Tôm càng xanh 15 – 20 con/kg 130.000 đồng/kg 12/1/2022 Bạc Liêu
Tôm càng xanh 6 – 15 con/kg 140.000 đồng/kg 12/1/2022 Bạc Liêu
Cá rô đầu nhím tại ao 28.000 đồng/kg 12/1/2022 Đồng Tháp
Ếch (tại trại) 43.000 đồng/kg 12/1/2022 Sóc Trăng
Cá trê vàng tại ao 40.000 đồng/kg 12/1/2022 Đồng Tháp
Cá kèo tại ao (40 con/kg) 76.000 đồng/kg 12/1/2022 Bạc Liêu
Cá kèo giống 210 đồng/con 12/1/2022 Cà Mau
Cá thát lát còm 51.000 đồng/kg 12/1/2022 Đồng Tháp
Cá tra giống 30 – 35 con/kg 33.000 đồng/kg 12/1/2022 Đồng Tháp
Cá tra tại ao 24.000 đồng/kg 12/1/2022 Đồng Tháp
Cá lóc nuôi tại ao 31.000 đồng/kg 11/1/2022 Đồng Tháp
Cá rô tại ao 27.000 đồng/kg 11/1/2022 Đồng Tháp
Ốc bươu 39.000 đồng/kg 11/1/2022 Đồng Tháp
Cá sặc rằn giống 75.000 đồng/kg 11/1/2022 Đồng Tháp
Cá mè vinh giống (300 con/kg) 115.000 đồng/kg 11/1/2022 Đồng Tháp
Cá tra bột 2 đồng/con 11/1/2022 Long An
Cá sát sọc tại ao 90.000 đồng/kg 11/1/2022 An Giang
Lươn loại 1 (4 – 5 con/kg) tại trại 130.000 đồng/kg 11/1/2022 Cần Thơ
Tôm thẻ 50 con/kg tại ao 136.000 đồng/kg 11/1/2022 Tiền Giang
Tôm thẻ (100 con/kg) tại ao 97.000 đồng/kg 11/1/2022 Tiền Giang
Tôm sú 40 con (ao) 175.000 đồng/kg 11/1/2022 Sóc Trăng
Tôm sú 30 con (ao) 215.000 đồng/kg 11/1/2022 Sóc Trăng
Tôm sú 20 con (ao) 265.000 đồng/kg 11/1/2022 Sóc Trăng
Cá lóc nuôi tại ao 34.000 đồng/kg 11/1/2022 An Giang

Bến Tre: Ngành nông nghiệp phát huy vai trò “trụ đỡ” trong năm 2022

Năm 2021 là một năm bất thường do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sản xuất nông nghiệp (NN) trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn khẳng định vai trò là trụ đỡ; là nền tảng của kinh tế tỉnh nhà. Do đó, mục tiêu đề ra trong năm 2022, ngành NN phải đạt mức tăng trưởng tối đa và gấp nhiều lần.

Thu hoạch tôm công nghệ cao tại huyện Thạnh Phú. Ảnh: Cẩm Trúc

Tăng trưởng ở mức 5,6%

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đoàn Văn Đảnh cho biết, năm 2021, sản xuất NN duy trì tăng trưởng ở mức 5,6%, với giá trị tăng thêm đạt 12.189,7 tỷ đồng. Công tác ứng phó với xâm nhập mặn được tập trung chỉ đạo ngay từ những tháng cuối năm 2020, với các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, cùng với sự vận hành hiệu quả của hệ thống ngăn mặn trữ ngọt, nên đã hạn chế tối đa ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến đời sống người dân và không gây thiệt hại lớn cho cây trồng, vật nuôi.

Diện tích và sản lượng thu hoạch lúa tăng so với cùng kỳ. Sản xuất rau màu không thuận lợi. Rau màu thu hoạch chỉ đạt 69,8% kế hoạch, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Diện tích trồng cây ăn trái và sản lượng thu hoạch không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ. Diện tích và sản lượng dừa tăng nhẹ. Riêng ngành dừa trong năm qua xuất khẩu đạt hơn 400 triệu USD.

Sản xuất, tiêu thụ cây giống, hoa, kiểng tương đối tốt ở những tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên từ quý III, IV, tiêu thụ gặp khó khăn. Chăn nuôi bò, gia cầm phát triển ổn định. Chăn nuôi heo có nhiều chuyển biến so với cùng kỳ. Tổng đàn bò ước tăng 5,4%, đàn heo tăng 11,8%. Tỉnh triển khai các giải pháp phòng trị kịp thời đối với dịch lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên bò, dịch tả lợn châu Phi, không để lây lan trên diện rộng.

Đặc biệt, tổng diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh ước khoảng 2 ngàn héc-ta, đạt 100% kế hoạch và tăng 22% với năm 2020. Năng suất bình quân 60 – 70 tấn/ha. Sản lượng tôm công nghệ cao đạt 40 ngàn tấn. Hình thức nuôi tôm sú – lúa, quảng canh, tôm – rừng phát triển ổn định. Tuy nhiên, trong quý III-2021, do ảnh hưởng dịch Covid-19, giá tôm nguyên liệu giảm rất mạnh.

Tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Số phương tiện vi phạm vùng biển nước ngoài năm 2021 giảm so với cùng kỳ.

Nhiệm vụ, giải pháp tập trung năm 2022

Dự báo năm 2022, bên cạnh những thuận lợi do kinh tế trong nước tăng trưởng khá cao, thì ngành NN tỉnh vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, thiên tai, dịch hại diễn biến phức tạp, khó lường; sức cạnh tranh của hàng nông sản còn thấp, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định… sẽ làm ảnh hưởng đến sự chỉ đạo và phát triển kinh tế NN tỉnh.

Nhà vườn Chợ Lách chăm sóc hoa kiểng vụ Tết. Ảnh: Thanh Đồng

Năm 2022 là năm thứ hai triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025. Thực hiện chủ đề của Tỉnh ủy năm 2022 là “Đồng thuận – Sáng tạo – Phát triển” làm động lực để toàn ngành quyết tâm triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, đề án, chương trình, kế hoạch, kết luận… đã ban hành, nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trong nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế NN.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam chỉ đạo, năm 2022, ngành NN tập trung lĩnh vực NN, xây dựng một số vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm NN chủ lực của tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp liên kết chuỗi giá trị ngành nông sản, thủy sản; xây dựng hoàn thành Trung tâm Cây giống, hoa kiểng Chợ Lách; phát triển ít nhất 500ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao. Triển khai có hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới theo lộ trình đã đề ra; nâng chất các tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có. Chủ động phòng chống thiên tai, sạt lở bờ sông. Đặc biệt, ứng phó với xâm nhập mặn mùa khô năm 2022. Đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt sản xuất và sinh hoạt. Thông tin kịp thời, thường xuyên tình hình hạn mặn cho người dân để chủ động sản xuất. Lồng ghép các giải pháp, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc tổ chức lập, thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng có liên quan…

Việc tổ chức thực hiện phải đồng bộ từ tỉnh đến huyện, đến xã. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu không đạt trong năm 2021 (do dịch Covid-19). Đồng thời, tăng cường việc kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho cơ sở và biểu dương, khen thưởng và nhân rộng những điển hình tiên tiến góp phần phát triển NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Cẩm Trúc (Báo Đồng Khởi)


ĐBSCL: Tôm càng xanh giảm giá, nông dân vẫn thắng lớn

Thời điểm này, nhiều vùng lúa – tôm ở các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ tôm càng xanh, sản lượng tăng cao khiến giá tôm giảm xuống. Tuy nhiên, với sản lượng tôm đạt khá, người nuôi vẫn thắng lớn và thu về một khoản tiền không nhỏ trang trải cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Dọc theo vỉa hè đường nội đô TP Sóc Trăng, TP Cà Mau, TP Bạc Liêu và TP Cần Thơ những ngày này có rất nhiều người bán rong tôm, cùng những lời chào mời với giá rẻ. Theo đó, giá tôm càng xanh loại 30 con/kg có giá khoảng 120.000 – 140.000 đồng/kg. Không chỉ có tôm càng xanh, cua biển cũng được bày bán bên đường với giá 250.000 đồng/kg.

Theo người nuôi, giá tôm càng xanh giảm khoảng 20.000 đồng/kg do nông dân thu hoạch rộ, sản lượng nhiều. Tuy nhiên, giá tôm sú vẫn giữ ở mức cao, dao động 180.000 – 250.000 đồng/kg, tùy theo loại 30, 25 và 20 con/kg.

Tại Cà Mau, nông dân cũng đang thu hoạch rộ tôm càng xanh được thả nuôi trên diện tích gần 16.500 ha, tập trung nhiều nhất tại huyện Thới Bình. Thương lái thu mua tôm càng xanh loại 30 con/kg tại Cà Mau với giá từ 95.000 – 105.000 đồng/kg, giúp nông dân có thu nhập tốt để chuẩn bị ăn Tết Nguyên đán.

Tại Vĩnh Thuận, Kiên Giang, trong 29.000 ha đất nuôi tôm của huyện, nông dân nuôi tôm càng xanh chuyên canh đến 15.000 ha, còn lại thả xen tôm sú, TTCT và đào ao nuôi tôm công nghiệp. Hiện, nông dân huyện Vĩnh Thuận thu hoạch tôm càng xanh cuối vụ để chuẩn bị phơi đất cho vụ mới. Theo nông dân, nếu địa phương phòng chống dịch COVID-19 tốt thì giá tôm càng xanh trong năm mới này sẽ tăng nhiều hơn năm 2021.

M.H (TSVN)


(Quảng Ngãi) Mô hình nuôi thủy sản kết hợp: Hiệu quả bước đầu

Người dân các địa phương trong tỉnh đã áp dụng mô hình nuôi thủy sản kết hợp, xen ghép nhiều đối tượng trên cùng một diện tích, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Vùng nuôi tôm trên cát ở các xã ven biển của huyện Mộ Đức nhiều năm trước bị bỏ hoang, vì dịch bệnh triền miên, đẩy người nuôi vào cảnh thua lỗ, nợ nần. Nhưng những năm gần đây, khu vực này trở nên sôi động, người dân thành công với mô hình nuôi kết hợp ốc hương với tôm, hải sâm, cá. Ông Phan Thanh Thức, ở xã Đức Phong (Mộ Đức), từng thất bại với con tôm, giờ chuyển sang nuôi ốc hương ghép với hải sâm theo mô hình nuôi thử nghiệm của Trung tâm Giống Quảng Ngãi. Ông Thức chia sẻ, nuôi ghép hải sâm với ốc hương, tôi thấy môi trường nước trong ao nuôi sạch hơn so với nuôi riêng con tôm, ốc hương như trước đây. Nhờ vậy, ốc hương ít bị dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao.

Sau gần 7 tháng thả nuôi kết hợp ốc hương với cá măng, cá dìa, gia đình ông Ngô Tiến Dũng, ở phường Phổ Quang (TX.Đức Phổ), đã thu lãi được 380 triệu đồng.

Từ thành công của mô hình nuôi ốc hương kết hợp tôm, hải sâm, năm 2021, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục triển khai mô hình nuôi thử nghiệm ốc hương ghép với cá măng, cá dìa trong ao. Mô hình này được thực hiện tại huyện Mộ Đức và TX.Đức Phổ, với tổng diện tích 14 nghìn mét vuông. Qua 7 tháng nuôi, ốc hương, cá măng và cá dìa sinh trưởng, phát triển tốt, lãi trung bình từ 160 – 340 triệu đồng/hồ (2.000m2). Anh Ngô Tiến Dũng, ở phường Phổ Quang (TX.Đức Phổ), hộ nuôi thử nghiệm ốc hương kết hợp với cá măng, cá dìa phấn khởi cho biết, sau 7 tháng nuôi trên diện tích ao 2.000m2, tôi thu hoạch được 4 tấn ốc hương. Với giá bán từ 200 – 220 nghìn đồng/kg, gia đình tôi thu về 800 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi 380 triệu đồng. Sau khi kết thúc mô hình này, tôi sẽ tiếp tục nuôi kết hợp ốc với cá.

Mô hình nuôi thủy sản kết hợp trên cùng một diện tích đã góp phần chuyển dịch nghề nuôi trồng thủy sản trên cát, bước đầu khắc phục được ô nhiễm trong các ao nuôi. “Mô hình nuôi ghép các đối tượng thủy sản trên cùng diện tích đang giúp hồi sinh nghề nuôi trồng thủy sản trên cát. Trong vụ tới, tôi sẽ tiếp tục triển khai mô hình này”, ông Trần Văn Phương, ở xã Đức Phong cho hay.

Phó Giám đốc Trung tâm Giống Quảng Ngãi Đào Tư Hiền cho biết, cá măng và cá dìa là hai loài có thời gian sinh trưởng phù hợp với ốc hương và thức ăn chính là rong, tảo. Do vậy, triển khai mô hình nuôi ốc hương ghép với cá măng, cá dìa để giảm thiểu ô nhiễm hữu cơ, tạo cân bằng sinh học trong môi trường ao nuôi. Ngoài ra, ốc hương là loài sống vùi trong cát ở tầng đáy của ao, nên việc nuôi ghép cá măng, cá dìa ngoài yếu tố cải thiện môi trường ao nuôi còn góp phần khai thác hiệu quả tầng nước trong ao nuôi, tăng thu nhập cho hộ nuôi.

Cùng với các mô hình nuôi ốc hương đơn, ốc hương ghép với hải sâm, cá… mang lại hiệu quả kinh tế cao, những năm qua, trên địa bàn tỉnh còn triển khai các mô hình nuôi cá bớp, cá măng, tôm hùm, hàu Thái Bình Dương, với diện tích lên đến gần 1.560ha, sản lượng ước đạt 8.340 tấn/năm. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, những mô hình nuôi ghép các đối tượng thủy sản có đặc tính bổ trợ lẫn nhau, đã giúp hạn chế dịch bệnh, cải thiện môi trường ao nuôi, tăng thu nhập cho người nuôi. Do vậy, người dân cần mạnh dạn áp dụng những quy trình, kỹ thuật mới để phát triển nghề nuôi thủy sản một cách bền vững.

Bài, ảnh: HỒNG HOA (Báo Quảng Ngãi)


SẢN PHẨM THUỐC THÚ Y THỦY SẢN TIỆP PHÁT

KON PRO

SÁT TRÙNG PHỔ RỘNG TIÊU DIỆT VI KHUẨN VIBRIO GIẢI PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Công dụng: - Diệt vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn gây gan tụy, phân trắng, phát sáng. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
M-1

ĐIỀU TRỊ BỆNH QUẸO CỔ, MẮT MÙ MỘT BÊN Ở ẾCH, CHƯỚNG HƠI, SÌNH BỤNG, VIÊM Ổ BỤNG, VIÊM GAN, THẦN KINH

Công dụng: - Chuyên điều trị bệnh quẹo cổ ở ếch, mù mắt một bên. - Trị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu trên cá, ếch do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas, Vibrio spp.. - Điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường ruột, chướng hơi, sình bụng, viêm ổ bụng,… do các vi khuẩn nhạy cảm với Amoxicillin gây ra trên đối tượng thủy sản. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp
ANTIMAX

GIẢI ĐỘC GAN, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG, CHỐNG STRESS

Công dụng: - Bổ sung vitamin C, Sorbitol giúp tăng sức đề kháng, chống stress cho tôm, cá. - Giải độc gan, tái tạo tế bào gan, tăng cường chức năng gan. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TST 250

THUỐC SÁT TRÙNG THẾ HỆ MỚI

Công dụng: - Tiêu diệt vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong môi trường nuôi và dụng cụ nuôi. - Diệt khuẩn gây bệnh gan tụy, phân trắng, phát sáng. - Tiêu diệt nhanh chóng và triệt để vi khuẩn gây ra đốm đỏ, lở loét, đỏ kỳ, đỏ mỏ, tuột vảy, lang ben trên cá. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
COPPER 99

CẮT TẢO – DIỆT KHUẨN AN TOÀN CHO AO NUÔI

Công dụng: - Cung cấp đồng nano có tác dụng tiêu diệt nhanh và mạnh đối với hầu hết các vi khuẩn, vi rút, nấm, tảo độc trong môi trường nước ao nuôi, khử mùi tanh hôi của nước, ổn định màu nước. - Hạn chế tình trạng nhớt đáy, nấm phát sinh trong ao bạt đáy. - Khống chế và kiểm soát vi khuẩn gây hại và tảo độc bùng phát trong ao nuôi. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
SUPER MIX

KHOÁNG CHẤT ĐẬM ĐẶC KÍCH THÍCH LỘT XÁC VÀ CỨNG VỎ NHANH

Công dụng: - Bổ sung khoáng chất cho ao nuôi hỗ trợ tôm lột xác và phát triển. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TRIMESUL 48

ĐIỀU TRỊ ĐỐM ĐỎ, XUẤT HUYẾT, VIÊM RUỘT, LỞ LOÉT

Công dụng: - Trị đốm đỏ, xuất huyết vây hậu môn, viêm ruột, lở loét do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas trên cá nuôi nước ngọt. - Trị bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy do vi khuẩn Vibrio trên tôm. [sc name="sg5"]
not rated
Đọc tiếp
ORGANIC ACID

BỔ SUNG ACID HỮU CƠ CẦN THIẾT GIẢM pH ĐƯỜNG RUỘT - NGĂN NGỪA PHÂN TRẮNG - NÂNG CAO KHẢ NĂNG HẤP THU

Công dụng: - Bổ sung acid hữu cơ cần thiết cho đường ruột tôm, gia tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, giảm FCR. - Giảm pH đường ruột, ức chế vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh phân trắng và các bệnh về đường ruột trên tôm như lỏng ruột, phân đứt khúc. - Ngăn chặn tác hại của độc tố nấm mốc trong thức ăn và tảo độc. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
MILLENIUM

BỔ SUNG VITAMIN TẠO NĂNG LƯỢNG, NĂNG CAO SỨC KHỎE CHO CÁ ẾCH BỐ MẸ GIAO PHỐI VÀ ĐẺ TRỨNG TỐT HƠN

Công dụng: - Bổ sung các vitamin, acid amin cần thiết cho cá, ếch bố mẹ, giúp buồng trứng hoàn chỉnh, nhiều trứng hơn, giao phối tốt hơn. - Tăng sức đề kháng, chống sốc, giảm stress. - Tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe cho cá, ếch bố mẹ giúp tỷ lệ sinh sản cao hơn. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp