Tin Thủy Sản tuần 11/04 – 17/04/2022

(Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát) Tổng hợp tin tức về nông nghiệp – thủy sản trong tuần từ 11/04/2022 – 17/04/2022.


Vĩnh Long: Giá cá tra ở mức cao, người nuôi lời ít

Toàn tỉnh hiện có trên 2.000ha nuôi thủy sản. Trong đó, ước diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh trên 240ha, giảm 22,9% so với cùng kỳ năm trước, ước sản lượng gần 12.500 tấn, giảm 4,32% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân giảm là do thị trường tiêu thụ cá tra nguyên liệu xuất khẩu từ đầu năm đến nay còn gặp rất nhiều khó khăn.

Theo nhiều hộ nuôi cá tra, hiện giá cá nguyên liệu đang ở mức cao, dao động ở mức 28.000- 30.000 đ/kg, trong khi giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu từ 21.000- 23.000 đ/kg.

Với mức giá này sau khi trừ chi phí người nuôi cá tra có lời. Tuy nhiên, chi phí thức ăn liên tục tăng cao, thị trường tiêu thụ không ổn định, vì thế người nuôi chưa mạnh dạn đầu tư nuôi lại.

Bên cạnh đó, nguồn cung cá tra hiện tại không nhiều bởi trong các năm qua, giá cá tra thấp, người nuôi lỗ nên không ít hộ phải treo ao hoặc chuyển sang mô hình sản xuất khác hiệu quả hơn.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tập trung phát triển các đối tượng thủy sản có tiềm năng; đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản; tập huấn hướng dẫn người nuôi về kỹ thuật và biện pháp phòng trị bệnh cá để giảm tỷ lệ hao hụt.

THẢO NGUYÊN (Báo Vĩnh Long)


Bảng giá thủy sản tuần 11/04/2022 – 17/04/2022

Bảng giá một số mặt hàng thủy sản cập nhật mới nhất hôm nay, giá thủy sản tuần 11/04/2022 – 17/04/2022.

TÊN MẶT HÀNG ĐƠN GIÁ (VNĐ) ĐƠN VỊ TÍNH NGÀY BÁO GIÁ ĐỊA PHƯƠNG
Cá trích 45.000 đồng/kg 15/4/2022 Hà Nội
Bề bề thịt 180.000 đồng/kg 15/4/2022 Hà Nội
Bề bề trứng 229.000 đồng/kg 15/4/2022 Hà Nội
Ốc hương 80 – 100 con/kg 319.000 đồng/kg 15/4/2022 Hà Nội
Ngao hoa 70 – 80 con/kg 119.000 đồng/kg 15/4/2022 Hà Nội
Ốc móng tay 65.000 đồng/kg 15/4/2022 Hà Nội
Ốc điếu 20.000 đồng/kg 15/4/2022 Hà Nội
Cá tầm tươi 220.000 đồng/kg 15/4/2022 Hà Nội
Ngao thưng 100.000 đồng/kg 15/4/2022 Hà Nội
Hàu sữa Vân Đồn 17.000 đồng/kg 14/4/2022 Hà Nội
Cá tra mỡ vàng 18.000 đồng/kg 14/4/2022 Đồng Tháp
Ghẹ biển loại 1 tại chợ 600.000 – 650.000 đồng/kg 14/4/2022 Nghệ An
Mực tươi loại 1 tại chợ 300.000 – 350.000 đồng/kg 14/4/2022 Nghệ An
Cá đục tại chợ 150.000 – 170.000 đồng/kg 14/4/2022 Nghệ An
Tôm biển tại chợ 350.000 – 400.000 đồng/kg 14/4/2022 Nghệ An
Cá chuồn bay tại chợ 160.000 – 180.000 đồng/kg 13/4/2022 TP Hồ Chí Minh
Cá dìa tại chợ 250.000 đồng/kg 13/4/2022 TP Hồ Chí Minh
Bạch tuộc tại chợ 260.000 đồng/kg 13/4/2022 TP Hồ Chí Minh
Mực trứng tại chợ 240.000 đồng/kg 13/4/2022 TP Hồ Chí Minh
Cá nâu tại chợ 230.000 đồng/kg 13/4/2022 TP Hồ Chí Minh
Tôm hùm Canada tại chợ 1.400.000 – 1.500.000 đồng/kg 13/4/2022 TP Hồ Chí Minh
Cá thát lát còm 51.000 đồng/kg 13/4/2022 Đồng Tháp
Cá diêu hồng 33.000 đồng/kg 13/4/2022 Đồng Tháp
Cá lóc nuôi tại ao 32.500 đồng/kg 13/4/2022 Đồng Tháp
Cá lóc nuôi tại ao 32.000 đồng/kg 13/4/2022 Long An
Cá nàng hai 54.000 – 55.000 đồng/kg 13/4/2022 An Giang
Cá điêu hồng 45.000 – 50.000 đồng/kg 13/4/2022 An Giang
Cá rô phi 35.000 – 38.000 đồng/kg 13/4/2022 An Giang
Cá tra tại ao 31.000 đồng/kg 11/4/2022 Đồng Tháp

Cần Thơ: Làm giàu nhờ mô hình kết hợp

Sau khi “Sản phẩm bồn bồn Cái Nước” được Cục Sở hữu – Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể, mô hình trồng bồn bồn đang phát triển mạnh tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Gần đây, anh Trần Văn Lạc ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương.

Người dân huyện Cái Nước phát triển mô hình trồng bồn bồn đã hơn 10 năm. Trước đây, bà con thường trồng tự phát và chỉ làm một vụ bồn bồn vào mùa mưa. Năm 2017, khi Cục Sở hữu – Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Sản phẩm bồn bồn Cái Nước”, đã tạo “cú hích” để mô hình trồng bồn bồn phát triển. Khi ấy, anh Trần Văn Lạc đã nhận thấy giá trị bền vững của cây bồn bồn trong tương lai nên quyết định chuyển 5 công đất nuôi tôm của gia đình sang trồng bồn bồn.

Bồn bồn là một trong những đặc sản của tỉnh Cà Mau.

Hạn chế của mô hình trồng bồn bồn trên vùng đất bị nhiễm mặn là vào mùa khô bồn bồn không sống được. Do đó, anh Lạc đã dùng hết tiền tích lũy của vợ chồng khi ra riêng để thuê cơ giới be bờ bao trữ ngọt hướng tới trồng bồn bồn quanh năm. Khi mới triển khai mô hình, dù đã đầu tư lớn nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Tuy nhiên, với quyết tâm làm giàu từ cây đặc sản quê hương, anh Lạc tiếp tục đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm để về áp dụng vào thực tế sản xuất. Và 4 năm qua, không chỉ ruộng bồn bồn luôn tươi tốt mà anh Lạc còn kết hợp nuôi các loại cá đồng dưới ruộng để tăng thu nhập. Từ 5 công đất ban đầu anh đã mở rộng diện tích sản xuất lên 20 công. Riêng cây bồn bồn mỗi tháng giúp gia đình anh thu nhập hàng chục triệu đồng.

“Trồng bồn bồn cực hơn nuôi tôm nhưng ổn định và hiệu quả cao hơn rất nhiều. Chi phí sản xuất chủ yếu đầu tư vào việc giữ ngọt, trong khi đầu ra cây bồn bồn rất thuận lợi, thu hoạch bao nhiêu cũng bán được. Với 20 công đang canh tác, tôi thu hoạch mỗi tháng hơn 3 tấn bồn bồn, lời trên 40 triệu đồng” – anh Lạc chia sẻ.

Theo anh Lạc, ngoài việc thu hoạch bồn bồn hơi vất vả còn lại các công đoạn đều không quá khó khăn, đặc biệt không cần tốn nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên để bồn bồn phát triển tốt thì nước trong ruộng cần giữ ở mức khoảng 0,6m, bờ bao phải gia cố chắc chắn, không cho nước mặn xâm nhập. Hiện nay, cây bồn bồn và các loài cá nước ngọt như lóc, rô, thát lát… đã giúp gia đình anh Lạc đạt thu nhập khoảng 600 triệu đồng/năm – một mức thu nhập mà nhiều hộ dân ở vùng đất vốn chuyên nuôi tôm quảng canh phải mơ ước.

“Sức sống của cây bồn bồn rất mãnh liệt, tuy nhiên để bồn bồn phát triển tốt, nhanh thu hoạch, cần theo dõi sự phát triển của cây để bón vôi, lân phù hợp. Đôi khi sẽ có rầy đen phá hại nên cần phải phòng trừ” – anh Lạc lưu ý.

Trước đây, bồn bồn là loại cây mọc hoang, có thời gian người dân phải tìm cách tận diệt. Theo thời gian, bồn bồn đã vươn mình trở thành đặc sản của tỉnh Cà Mau. Trong tiến trình phát triển nhãn hiệu tập thể “Sản phẩm bồn bồn Cái Nước”, mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng của anh Trần Văn Lạc đã chứng minh hiệu quả, mở thêm hướng đi cho người dân địa phương. Thực tế cho thấy từ thành công của anh Lạc, mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng đang lan rộng ra nhiều xã ở huyện Cái Nước. Ngành chức năng địa phương cũng khuyến khích và tạo điều kiện để bà con nông dân nhân rộng mô hình.

Ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hưng Đông, cho biết: “Chính quyền địa phương rất quan tâm mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá nước ngọt vì thực tế thu nhập từ bồn bồn rất ổn định và mang lại lợi nhuận cao. Do đó, Hội Nông dân và các cơ quan chức năng xã quản lý nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tạo điều kiện cho các hộ dân muốn phát triển mô hình được tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất”.

Bài, ảnh: HIẾU NGHĨA (Báo điện tử Cần Thơ)


Đồng Nai: Tăng mạnh sản lượng nuôi trồng thủy sản trong quý I-2022

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, trong 3 tháng đầu năm 2022, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh là 5.255ha. Tổng sản lượng thủy sản trong quý I-2022 đạt 19.859 tấn, tăng 8,76% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi đạt gần 18,4 ngàn tấn; sản lượng khai thác gần 1,5 ngàn tấn. Tình hình nuôi thủy sản phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh trên đối tượng nuôi. Sở NN-PTNT tiếp tục quan tâm chỉ đạo các địa phương phối hợp tuyên truyền người nuôi thủy sản chủ động phòng ngừa dịch bệnh, kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn có thể phát sinh thành dịch bệnh, chủ động trong công tác phòng bệnh để hạn chế dịch bệnh xảy ra; thực hiện thủ tục lựa chọn nhà thầu thực hiện kế hoạch quan trắc và cảnh báo môi trường nuôi thủy sản năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Lê Quyên (Báo Đồng Nai điện tử)


Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát hiện các trường hợp bán thuốc thú y có hàm lượng vượt mức cho phép

Sáng 16/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã chủ trì Hội nghị kiểm soát giết mổ động vật và quản lý buôn bán thuốc thú y.

Ông Nguyễn Công Vinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh tham dự Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng, Cục Thú y cho biết: hiện nay, cả nước có 456 cơ sở giết mổ động vật tập trung; hơn 22.700 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ.

Cả nước hiện có hơn 17.700 cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc thú y, trong đó, 93,6% cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

Tuy nhiên, việc quản lý buôn bán thuốc thú y vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập như: thiếu nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở giết mổ tập trung, công tác thanh kiểm tra cơ sở buôn bán thuốc thú y còn thiếu đồng bộ không thống nhất…

Trong những năm qua, các địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các chuỗi chăn nuôi, cơ sở giết mổ chế biến sản phẩm động vật.

Tại BR-VT hiện có 38 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Tỉnh đã quy hoạch hệ thống các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đến năm 2025 tầm nhìn 2030 là 28 cơ sở. Đến nay đã triển khai xây dựng được 16 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy hoạch.

Toàn tỉnh hiện có 141 cửa hàng, cơ sở buôn bán thuốc thú y, vắc xin thú y, thuốc thú y thủy sản, cơ sở điều trị chó mèo. Thời gian qua, ngành chức năng vẫn phát hiện và xử phạt trường hợp vi phạm mua bán thuốc thú y có hàm lượng vượt mức cho phép ghi trên nhãn sản phẩm…

Tin, ảnh: HỒNG PHÚC (Báo Bà Rịa – Vũng Tàu điện tử)


Hướng dẫn phòng, chống tôm cua chết trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Nhằm giúp cho người nuôi tôm, cua kết hợp trong vuông tôm giảm thiệt hại, giảm rủi ro, ngăn chặn tình trạng tôm, cua chết, không để lây lan ra diện rộng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) vừa ban hành hướng dẫn phòng, chống tôm cua chết trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Theo đó, đối với vuông nuôi có tôm, cua nuôi bị chết: Hiện nay chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu đối với tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng giáp xác chân tơ, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và bệnh đốm trắng… nên giải pháp tốt nhất là áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp.

Các đơn vị chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện và Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau cùng chỉ đạo lực lượng Thú y, Khuyến nông tăng cường công tác tuyên truyền tác nhân gây bệnh cho người dân nắm, đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình nuôi, dịch bệnh trên tôm, cua và thực hiện một số giải pháp sau:

  • Thường xuyên theo dõi, quan sát tôm, cua nuôi nếu phát hiện cua có dấu hiệu bất thường hoặc có tôm, cua chết cần báo ngay cho cơ quan chuyên môn, cán bộ Khuyến nông hoặc Thú y địa phương để phối hợp hướng dẫn xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
  • Khi phát hiện vuông nuôi có tôm, cua chết, không tự ý xả thải ra môi trường bên ngoài, nên thu gom lên bờ chôn, xử lý bằng vôi hoặc chlorine tránh để phát tán mầm bệnh lây lan cho khu vực xung quanh, đồng thời thông báo cho các hộ nuôi liền kề được biết để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.
  • Cần phải thu hoạch ngay tôm, cua còn lại trong vuông nuôi, không thả thêm con giống nhằm hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đồng thời cắt vụ nuôi và tiến hành cải tạo vuông nuôi để tránh tình trạng dịch bệnh lặp đi lặp lại kéo dài.
  • Cải tạo lại vuông nuôi bằng cách xả cạn nước, xử lý bùn đáy vuông để tránh mầm bệnh tồn lưu dưới đáy vuông nuôi, phơi nắng từ 3 đến 5 ngày đáy vuông càng khô càng tốt và dùng vôi nóng (CaO) rãi đều trực tiếp xuống mặt trảng, đáy vuông, bờ kết hợp xử lý nước với số lượng vôi 400-500 kg/ha. Đặc biệt, chú trọng xử lý nước diệt ký sinh trùng, giáp xác, vi khuẩn… diệt mầm bệnh trước khi đưa vào vuông nuôi. Những vuông nuôi có rừng cần vệ sinh rừng, thu gom lá cây còn tồn động ở kênh, mương để lâu ngày chúng phân hủy sinh ra khí độc, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh ảnh hưởng đến đối tượng nuôi. Ngoài vôi nóng có thể dùng các hóa chất khác để xử lý nguồn nước, tiêu diệt mầm bệnh như Chlorine, Ioddine, BKC…không được sử dụng hóa chất cấm.
  • Đối với những con cua bị nhiễm ký sinh trùng ký sinh nhẹ hoặc mới bị nhiễm ký sinh, khuyến cáo người nuôi nên thay nước liên tục để loại bỏ ký sinh trùng, mầm bệnh ra ngoài vuông nuôi.
  • Nguồn nước cấp vào vuông nuôi nên được xử lý bằng hóa chất như chlorine, Ioddine, BKC để tiêu diệt mầm bệnh, nếu vuông nuôi có điều kiện nên lấy nước vào ao/khu lắng để xử lý rồi mới đưa vào vuông nuôi. Đối với các vuông nuôi có diện tích lớn, có rừng khi lấy nước cần có lưới chắn để ngăn chặn ấu trùng giáp xác chân tơ và các vật chủ khác mang mầm bệnh vào vuông nuôi.
  • Đối với các vùng lấy nước vào vuông nuôi bằng máy bơm nên có túi lọc hoặc lưới rào chắn không cho ấu trùng giáp xác chân tơ và mầm bệnh khác vào vuông nuôi.
  • Thả giống với mật độ vừa phải, không nên thả quá nhiều giống do không đủ thức ăn tự nhiên làm tôm, cua chậm lớn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi, đặc biệt làm tăng chi phí sản xuất; nuôi quảng canh kết hợp, tôm từ 1- 3 con/m2, cua từ 0,2 – 0,5 con/m2.
  • Khi đủ điều kiện thả nuôi nên chọn con giống tốt, giống cỡ lớn, chất lượng, không mang mầm bệnh, chọn con giống đã qua kiểm dịch, theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và áp dụng quy trình nuôi tiến tiến, ương, nuôi 2-3 giai đoạn, nhằm hạn chế rủi ro.
  • Thường xuyên gia cố bờ bao, hạn chế nước rò rỉ, duy trì mực nước trên mặt trảng > 0,5 m. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng thường xuyên cấp thêm nước để duy trì và ổn định các yếu tố môi trường.
  • Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong quản lý sức khỏe tôm, cua nuôi, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước nuôi nhằm ổn định môi trường, tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
  • Định kỳ sử dụng men vi sinh cho vuông nuôi để tạo điều kiện cho hệ thức ăn tự nhiên, vi sinh vật có lợi phát triển làm thức ăn cho tôm, cua ổn định môi trường nuôi.
  • Cần bổ sung thêm khoáng chất cần thiết để tăng cường dinh dưỡng, tăng cường đề kháng cho tôm, cua nuôi.

Những vuông nuôi chưa phát hiện tôm cua chết cần lưu ý đến việc chăm sóc quản lý như sau:

  • Theo dõi chặt chẽ sức khỏe tôm, cua nuôi; quan sát hoạt động bơi lội, theo dõi diễn biến môi trường, tình hình dịch bệnh, thời tiết, nguồn nước cấp để đảm bảo điều kiện tốt cho đối tượng nuôi phát triển và chủ động xử lý kịp thời phòng ngừa dịch bệnh xảy ra.
  • Nguồn nước cấp vào vuông nuôi hạn chế mang mầm bệnh; qua xử lý có lưới chắn hoặc túi lọc, tiến hành bón men vi sinh gây màu nước để tạo thức ăn tự nhiên trước khi thả giống.
  • Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học cho vuông nuôi để tạo điều kiện cho hệ thức ăn tự nhiên, vi sinh vật có lợi phát triển làm thức ăn cho tôm, cua, ổn định môi trường nuôi.
  • Con giống được thả trong thời gian này cần chọn con giống khỏe mạnh được ương dưỡng nuôi 2-3 giai đoạn.
  • Thả giống với mật độ vừa phải, không nên thả quá nhiều giống do không đủ thức ăn tự nhiên làm tôm, cua chậm lớn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi, nuôi quảng canh kết hợp tôm từ 1 – 3 con/m2, cua từ 0,2- 0,5 con/m2.
  • Có điều kiện bổ sung thêm thức ăn cho cua như: Cho cua ăn thêm cá tươi với lượng 1-2% trọng lượng tôm, cua trong vuông nuôi/ngày, tránh cho ăn thừa thức ăn sẽ làm ô nhiễm môi trường nuôi.
  • Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, oxy hòa tan… Thường xuyên quan sát hoạt động của tôm, cua, quan sát xung quanh vuông nuôi và theo dõi tình hình dịch bệnh trên tôm, cua nuôi của những hộ nuôi cua trong khu vực để có những biện pháp phòng bệnh kịp thời.
  • Những nơi nguồn nước cấp bị cạn kiệt, không đảm bảo cho vuông nuôi thì nên ngưng thả thêm giống để hạn chế thiệt hại.
  • Tiến hành thu hoạch tôm, cua đạt kích cỡ thương phẩm và thu hoạch ngay khi phát hiện tôm, cua có dấu hiệu bệnh.

Phòng bệnh tổng hợp

Cải tạo vuông: Quá trình nuôi tôm, cá, cua các chất hữu cơ lắng tụ trong thời gian dài, cần phải dọn vệ sinh, tạo thông thoáng ở các kênh mương bằng cách sên vét lớp bùn dưới đáy kênh mương để tránh hiện tượng dơ đáy và phát sinh các khí độc như: NH3, H2S… và tạo nên lớp đất mới cho tảo và các sinh vật phát triển nhằm làm giàu dinh dưỡng cho vuông.

Sau khi sên vét cần tháo rửa vuông nuôi 1 – 2 lần. Tiến hành phơi vuông từ 5 đến 10 ngày để mặt đất trảng nứt chân chim là được và dùng vôi nóng (CaO) rãi đều trên mặt trảng với liều lượng vôi 400-500 kg/ha.

Lấy nước vào vuông nuôi theo chế độ thủy triều đến khi mức nước đạt yêu cầu, mức nước trên trảng đạt 0,5- 0,6 m.

Tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường trước khi thả giống; yếu tố môi trường thích hợp: độ trong từ 30 – 40cm; độ kiềm 100 – 140 mg/lít; độ mặn từ 10-25‰; pH từ 7,5 – 8,5; Oxy hòa tan > 4 mg/lít; H2S <0,01 mg/1; NH3<0,1mg/l.

Chọn con giống: Chọn những cơ sở, công ty cung cấp con giống có uy tín, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Thả giống khỏe mạnh có kích cỡ lớn (được ương dưỡng nuôi 2-3 giai đoạn).

Mật độ thả: Đối với mô hình nuôi cua kết hợp tôm quảng canh cải tiến khuyến cáo người nuôi thả giống với mật độ nuôi ban đầu từ 0,2 – 0,5 con/m2. Sau thời gian thả lần đầu 1,5 đến 2 tháng thả bổ sung 0,1con/m2 cho lần kế tiếp. Khuyến khích bà con nên thả con giống có kích cỡ lớn, để con giống có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường, tăng trưởng tốt.

Chăm sóc và quản lý: Trong quá trình nuôi cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm, cua nuôi.

Kiểm tra các yếu tố môi trường nước nuôi như nhiệt độ, độ mặn, pH, độ kiềm, khí độc H2S, NH3…

Kiểm tra tỷ lệ sống của tôm, cua có trong vuông nuôi để quyết định bổ sung thêm thức ăn cho tôm, cua. Dùng cá tươi cho cua ăn bổ sung với lượng 1- 2% trọng lượng tôm, cua trong vuông, cho ăn một lần/ngày vào chiều mát hoặc sáng sớm.

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài cần bổ sung thêm nguồn nước cho vuông nuôi để duy trì và ổn định môi trường nước nuôi.

Tôm, cua nuôi đạt kích cỡ thương phẩm tiến hành thu hoạch hoặc phát hiện có dịch bệnh xảy ra cần thu hoạch ngay những con còn lại để giảm thiệt hại và tránh dịch bệnh lây lan. Khi có dịch bệnh xảy ra phải báo ngay cho lực lượng Thú y hay Khuyến nông để được hướng dẫn xử lý kịp thời không nên dấu dịch bệnh.

Lưu ý: Các địa phương, nơi nào người dân cần được hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật, tập huấn quy trình nuôi, phòng chống dịch bệnh liên hệ Trung tâm Khuyến nông hay Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các đơn vị có liên quan, địa phương tổ chức thực hiện và thông báo rộng rãi hướng dẫn giải pháp phòng, chống khắc phục tôm, cua chết đến các hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Trúc Đào (Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Cà Mau)


Giá cá tra thương phẩm tăng gần 10.000 đồng/kg

Tại Tiền Giang, giá cá tra thương phẩm đang ở mức cao, khoảng 30.000 đồng/kg, tăng hơn gần 10.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2021.

Hiện nay, tại Tiền Giang, giá cá tra thương phẩm đang ở mức cao, khoảng 30.000 đồng/kg, tăng gần 10.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2021. Theo ông Nguyễn Thành Sơn, trú tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, với giá này, người nuôi lãi khoảng 5.000 đồng/kg.

Tuy vậy, ông Sơn cho hay, nguồn cung hiện tại không nhiều bởi trong các năm qua, giá cá tra thấp, người nuôi lỗ nên không ít hộ phải treo ao hoặc chuyển sang mô hình sản xuất khác hiệu quả hơn.

Gia đình ông có thâm niên hàng chục năm gắn bó với nghề nuôi cá tra xuất khẩu vẫn cố gắng đeo đuổi nghề. Hiện ông có 2 ao nuôi, tổng diện tích khoảng 2.000 m2 mặt nước. Trong những ngày tới, sản lượng cá xuất ao của gia đình ông Sơn vào khoảng 200 tấn cá tra thương phẩm.

Giá cá tra hồi phục và tăng mạnh mang lại niềm vui cho nông dân. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Sơn đánh giá, nghề nuôi cá da trơn tại Tiền Giang vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bấp bênh khó lường do giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu cho đời sống khác đều tăng mạnh trong những ngày qua.

Chia sẻ ý kiến trên, Chủ tịch xã Hòa Hưng (huyện Cái Bè) Đặng Văn Hận cho biết: “Tình hình nuôi cá tra ở xã Hòa Hưng thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn. Trong các năm trước, giá cá tra quá thấp, nông dân lỗ nặng, nhiều hộ phải treo ao hoặc chuyển ngành nghề khác kiếm sống.

Hiện nay, tuy giá cá nguyên liệu có tăng nhưng giá thức ăn cũng tăng cao, khoảng từ 10 -20% so với năm trước nên hộ nuôi cá vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn”.

Do vậy, theo ông Hận, để nghề nuôi cá tra xuất khẩu phát triển bền vững, các hộ nuôi cá phải liên kết với các doanh nghiệp nhằm giải quyết ổn định đầu vào và đầu ra sản phẩm, nông dân có lợi.

Tiền Giang hiện có khoảng 70 ha nuôi cá tra xuất khẩu; trong đó, tập trung nhiều nhất ở hai huyện đầu nguồn sông Tiền là Cai Lậy, Cái Bè. Xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè là địa phương có diện tích mặt nước nuôi cá tra theo quy mô công nghiệp lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Tại xã Hòa Hưng có hàng chục hộ có thâm niên nhiều năm liền nuôi cá tra trên tổng diện tích khoảng 15 ha.

Những năm trước đây, do giá cả bấp bênh, lỗ nhiều nên diện tích nuôi thực tế giảm mạnh. Còn hiện nay, tuy giá cá tra đang được cải thiện nhưng lo ngại đầu ra bấp bênh, nhiều hộ vẫn chưa mạnh dạn tái thả giống cho vụ nuôi mới.

Để nghề nuôi cá tra tại Tiền Giang phục hồi một cách bền vững, tạo nguồn nông sản phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu ổn định cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành với những giải pháp tháo gỡ một cách phù hợp và khả thi.

Minh Trí/TTXVN


Tân Hưng (Long An): Nông dân chuẩn bị sản xuất vụ lúa Hè Thu năm 2022

Sau thời gian thu hoạch lúa Đông Xuân và cho đất nghỉ ngơi, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An đã và đang tất bật chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sản xuất vụ Hè Thu (HT) năm 2022 sắp tới.

Ông Nguyễn Văn Nan, ngụ ấp Cả Nổ, xã Vĩnh Lợi, cho biết, vụ Đông Xuân vừa rồi, gia đình ông sản xuất 19ha lúa, loại giống chủ lực là OM18. Tuy giá bán thấp hơn so cùng kỳ nhưng nhờ lúa đạt năng suất khá cao, khoảng 7,5 tấn/ha nên ông thu lợi nhuận gần 15 triệu.

Nông dân cày ải, phơi đất, chuẩn bị xuống giống vụ lúa Hè Thu năm 2022.

đồng/ha. Sau khoảng thời gian cho đất nghỉ ngơi, hiện tại, ông đắp bờ ruộng, cày trục đất và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xuống giống vụ lúa HT. “Vụ HT này, tôi tiếp tục sử dụng giống OM18 vì phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Hy vọng vụ này, thời tiết sẽ thuận lợi, ít sâu, bệnh để lúa đạt năng suất và lợi nhuận cao khi thu hoạch” – ông Nan nói.

Bên cạnh việc vệ sinh đồng ruộng, cày trục đất, liên hệ mua các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho vụ HT sắp tới, ông Trương Văn Cơ, ngụ ấp Cả Cát, xã Vĩnh Lợi, còn quan tâm lựa chọn nguồn giống tốt, giá thành hợp lý, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Những ngày gần đây, ông dành thời gian tham gia các buổi hội thảo, tập huấn chuyển giao khoa học – kỹ thuật; hướng dẫn các biện pháp canh tác lúa đạt hiệu quả cao, bền vững và thân thiện với môi trường, trong đó có việc lựa chọn nguồn giống tốt và phù hợp để sản xuất trong vụ HT này. “Qua tham dự các buổi tập huấn, vụ HT này, tôi quyết định chọn giống OM18 cải tiến, giúp lúa cứng cây, chống đổ ngã và cho năng suất cao hơn giống OM18 trước đây. Hiện tại, tôi làm đất và chờ đến đúng lịch thời vụ để xuống giống lúa” – ông Cơ cho biết.

Lịch gieo sạ vụ HT năm 2022 của huyện Tân Hưng chia làm 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 20 đến 30-4 đối với các xã vùng trũng thấp; đợt 2 từ ngày 18 đến 28-5 đối với các xã, thị trấn còn lại. Nông dân cần bảo đảm tốt thời gian cách ly giữa 2 vụ lúa ít nhất là 3 tuần; gieo sạ tập trung, đồng loạt theo lịch thời vụ trên từng khu vực, từng cánh đồng; theo dõi và dựa vào khung lịch thời vụ này để xuống giống vụ lúa HT. Bên cạnh đó, nông dân cần sử dụng các giống lúa xác nhận, có chất lượng cao và phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương như OM18, OM4900, OM5451, Đài Thơm 8, Thơm RVT, Nàng Hoa 9; áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào đồng ruộng và tích cực theo dõi, chăm sóc cây lúa để kịp thời phát hiện, điều trị các loài sâu, bệnh gây hại, bảo đảm vụ mùa đạt năng suất cao.

Duy Phước – Trúc Quyên (Báo Long An online)


Cần Thơ: Cá tra tăng giá, kéo dài bao lâu?

Cá tra thương phẩm ÐBSCL đang ở mức giá cao. Người nuôi cá thu hoạch có mức lãi khá nhưng vẫn còn lo xa.

Tái hiện cơn sốt

Sau Tết Nguyên đán, từ rằm tháng giêng tới nay cá tra đúng cỡ (size) xuất ao tăng giá lên 32.000-33.000 đồng/kg (cá từ 0,8-1,2kg/con). Cá tra đang hút hàng do các doanh nghiệp (DN) cần cá nguyên liệu, nâng mức giá thu mua. Với mức giá cao như hiện thời đã “khuấy động” vùng nuôi cá tra quanh cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) và khu vực hạ lưu ven sông Hậu.

Anh Toàn, người nuôi cá tra ở cù lao Tân Lộc cho rằng, nếu người nuôi cá giỏi, ít bị hao hụt có thể thu lãi tới 8.000-10.000 đồng/kg thời điểm này. Một số hộ nuôi cá vượt qua giai đoạn khó khăn cá tra thấp điểm nay tìm mua cá giống thả nuôi trở lại. Tuy nhiên, người nuôi cá theo dạng tự do bên ngoài không theo hợp đồng liên kết với DN vẫn còn lo sợ tái diễn rủi ro một khi thị trường dội chợ bất chừng.

Thu hoạch cá tra thương phẩm ở ĐBSCL. Ảnh: V.C

Anh Phương, một chủ hộ nuôi cá tra ở bờ Bắc sông Hậu thuộc tỉnh Vĩnh Long cho hay, với tầm giá thành 25.000 đồng/kg người nuôi có thể thu lãi khá. Nhưng nghĩ lại trong hơn 2 năm qua giá cá tra “rớt sát đáy” người nuôi thua lỗ kéo dài thì với mức lời lãi hiện nay cũng khó bề bù đắp được.

Nhận thấy thị trường có giá tốt, anh Phương và nhiều hộ muốn tìm con giống nuôi thả nối vụ. Thế nhưng trở ngại lớn nhất cho người muốn thả nuôi cá lúc này là không tìm ra đủ nguồn cung cá giống. Cá tra giống giá 45.000 đồng/kg (cỡ 2 phân/con, 30 con/kg), tăng hơn 10.000-15.000 đồng/kg so với cuối năm 2021. Dù vậy, có cơ sở ương nuôi cá giống nhận đặt hàng rồi vẫn không có đủ giống để giao cho người nuôi.

Chính vì sự biến đổi tăng giảm diện tích thả nuôi cá khó bắt nhịp đồng bộ với nhu cầu thị trường nên sản xuất cá giống thường bị “trễ nhịp”. Do đó có người muốn có giống nuôi không còn cách nào khác là mua cá hương ương nuôi, chấp nhận độ hao hụt còn hơn ngồi chờ mua các cơ sở bán cá giống.

Tín hiệu mới và dự báo

Trong những tháng đầu năm 2022 chuyển động thị trường các nước EU lạc quan. Sau hơn 2 năm nhập khẩu cá tra sụt giảm mạnh, các DN xuất khẩu cá tra ở ÐBSCL cho biết qua chưa đầy 2 tháng đầu năm, thị trường EU có tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 20 triệu USD, tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2021.

Bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), phân tích: Thị trường nhập khẩu cá tra phục hồi, tăng trưởng tốt, trong đó Trung Quốc chiếm 31%, Mỹ 23%, các nước đối tác tham gia Hiệp định CPTPP chiếm 13% và EU là 6,6%. Các thị trường này đều có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Giá cá xuất khẩu dự báo sẽ tăng khoảng 5% do chi phí nuôi trồng, logistics, lao động… Do đó xuất khẩu cá tra năm 2022 dự báo tăng 20-22% so năm 2021.

Theo VASEP, riêng tại thị trường EU ảnh hưởng từ tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine nên dự đoán sẽ mở cơ hội cho ngành hàng cá tra nhập khẩu vào thị trường này, có thể thay cho nguồn cung cá Pollack (Minh Thái) từ Nga.

Cá Minh Thái có nhiều ở vùng biển Alaska. Sản lượng lớn chủ yếu từ Nga và Mỹ thụ hưởng. Tuy nhiên, trước dự báo thị trường và cơ hội xuất khẩu cá tra, Giám đốc một DN trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu ở ÐBSCL tỏ ra dè dặt, nhận định: Sau chu kỳ thị trường cá tra tiêu thụ trầm lắng, ảm đạm trong 2 năm qua, do đại dịch COVID-19, đứt gãy dịch vụ vận tải biển… Có lúc cá tra giá bán giảm dưới mức giá thành. Thế nhưng hiện thời “gió đổi chiều” sản phẩm cá tra phục hồi, tăng giá đạt đỉnh. Từ đó tác động tâm lý người nuôi cá, thấy bán được là tập trung nuôi ào ạt. Trong khi đó đối thủ cá tra là cá Minh Thái có sản lượng dồi dào và luôn có những tác động một khi sản lượng đánh bắt tăng lên.

Cũng theo Giám đốc DN trên, xin đừng cho rằng cá tra là vô địch thế giới, là quà tặng của thiên nhiên để rồi quên mất cá tra vốn dĩ từ trước đến nay chỉ là sản phẩm thay thế. Hiện nay có một số nước đã sinh sản nhân tạo và nuôi được cá tra và tạo sản lượng cạnh tranh với cá tra của Việt Nam. Trong khi đó cá Minh Thái vốn là cá biển nên dù cùng họ cá thịt trắng với cá tra nhưng người tiêu dùng châu Âu và châu Mỹ vẫn thích hơn. Ðặc biệt là người tiêu dùng Nhật Bản, gần như họ không dùng thủy sản nước ngọt.

Cần thấy rằng ở các nước châu Âu, Mỹ vốn có sở thích và truyền thống tiêu thụ cá biển, nhưng do năm 2007, sản lượng cá Minh Thái sụt giảm mạnh nên họ giảm sản lượng khai thác đến 1 triệu tấn để bảo vệ nguồn lợi loại cá này. Vì vậy, họ phải quay sang tìm sản phẩm thay thế và con cá tra có tính tương đồng (cá da trơn thịt trắng) nên được tiêu thụ mạnh. Tưởng rằng con cá tra đã chinh phục được người tiêu dùng các nước, trong giai đoạn 2007-2010 phong trào nuôi cá tra, xây dựng nhà máy chế biến cá tra trong nước bắt đầu tăng mạnh. Hậu quả sau đó, sản lượng cá Minh Thái phục hồi. Cá tra sức tiêu thụ bị ảnh hưởng giảm dần. Ðiều lưu ý rằng hầu như năm nào sản lượng khai thác cá Minh Thái trúng mùa thì cá tra lại bị bôi bẩn trên sóng truyền thông các nước. Ðơn giản chỉ vì họ làm như thế là để sản phảm cá Minh Thái của họ được tiêu thụ tốt hơn. Ðây cũng là quy luật thị trường, thị trường quyết định giá.

Vì vậy, cá tra muốn tiêu thụ tốt ở châu Âu và Mỹ cần cải thiện chất lượng chế biến thành các mặt hàng chế biến sâu như con tôm. Mặt khác, song hành cùng cơ hội vẫn còn thách thức đặt ra. Các cơ quan hữu quan ngành thủy sản và đối tác tham gia chuỗi sản xuất cần đánh giá và định hướng người nuôi. Ðó là cân bằng cung – cầu nhằm tăng lợi nhuận và giá trị cho ngành cá tra.

Kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2021 đã đạt 1,62 tỉ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2022, ngành cá tra dự kiến kế hoạch sản xuất đạt sản lượng cá tra thương phẩm 1,6-1,7 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỉ USD.

HỮU ÐỨC (Báo điện tử Cần Thơ)


Bến Tre: Chia sẻ, giới thiệu ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp

Ngày 8-4-2022, Ban quản lý dự án MPTF Bến Tre phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu chương trình ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre. Tham dự hội thảo có các đại biểu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre và hai tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được giới thiệu về hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ 4.0 và thiết bị thông minh vào quản lý, canh tác và truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị bưởi da xanh Bến Tre (Dự án MPTF Bến Tre). Đây là dự án do Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tài trợ, triển khai trên địa bàn tỉnh Bến Tre, nhằm tạo ra một mô hình chuỗi giá trị bưởi da xanh chú trọng đổi mới và nâng cao ứng dụng kỹ thuật số tập trung vào phụ nữ và thanh niên tỉnh Bến Tre. Qua đó góp phần nâng cao thu nhập và nâng cao vị thế xã hội cho phụ nữ và thanh niên nông thôn trong chuỗi giá trị bưởi da xanh. Dự án hỗ trợ các nội dung số hóa từ canh tác, kinh doanh, quản lý đến tiêu thụ sản phẩm bưởi da xanh như: đầu tư hệ thống thiết bị vật tư thông minh trong canh tác (quan trắc nước, tưới tiêu, phân bón, giám sát theo dõi sâu bệnh hại), thiết lập đầu tư phân hệ phần mềm thiết lập và quản lý tự động việc cấp mã số vùng trồng, phần mềm quản lý và thiết lập mã số cơ sở đóng gói, hỗ trợ người tiêu dùng quét mã QR sản phẩm để truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Hội thảo cũng đã giới thiệu chương trình ứng dụng hệ sinh thái nông nghiệp số kết hợp ứng dụng di động giúp quản lý nông nghiệp số và phát triển kinh tế nông nghiệp số với một số sản phẩm của Công ty cổ phần Rynan Tecnologies Việt Nam như: mạng lưới giám sát sâu rầy thông minh, mạng lưới quan trắc nước thông minh, nuôi tôm giàu oxy công nghệ số, ứng dụng viễn thám trong quản lý nông nghiệp. Đại biểu ngành nông nghiệp Trà Vinh và Đồng Tháp cũng đã có các tham luận về thực trạng và giải pháp chuyển đổi số ngành nông nghiệp địa phương.

Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu xây dựng vùng nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao phù hợp với cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Theo đó, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ mà ngành nông nghiệp rất quan tâm thực hiện nhằm số hóa toàn diện trong nông nghiệp và nâng cao năng lực trong quản lý điều hành của cơ quan nhà nước. Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh, quản ý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm. Đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp cũng như sử dụng công nghệ số để quan trắc, dự báo các yếu tố thời tiết, tự nhiên, sâu bệnh, nâng cao hiệu quả canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Tin, ảnh: Thanh Đồng (Báo Đồng Khởi)


SẢN PHẨM THUỐC THÚ Y THỦY SẢN TIỆP PHÁT

KON PRO

SÁT TRÙNG PHỔ RỘNG TIÊU DIỆT VI KHUẨN VIBRIO GIẢI PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Công dụng: - Diệt vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn gây gan tụy, phân trắng, phát sáng. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
M-1

ĐIỀU TRỊ BỆNH QUẸO CỔ, MẮT MÙ MỘT BÊN Ở ẾCH, CHƯỚNG HƠI, SÌNH BỤNG, VIÊM Ổ BỤNG, VIÊM GAN, THẦN KINH

Công dụng: - Chuyên điều trị bệnh quẹo cổ ở ếch, mù mắt một bên. - Trị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu trên cá, ếch do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas, Vibrio spp.. - Điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường ruột, chướng hơi, sình bụng, viêm ổ bụng,… do các vi khuẩn nhạy cảm với Amoxicillin gây ra trên đối tượng thủy sản. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp
ANTIMAX

GIẢI ĐỘC GAN, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG, CHỐNG STRESS

Công dụng: - Bổ sung vitamin C, Sorbitol giúp tăng sức đề kháng, chống stress cho tôm, cá. - Giải độc gan, tái tạo tế bào gan, tăng cường chức năng gan. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TST 250

THUỐC SÁT TRÙNG THẾ HỆ MỚI

Công dụng: - Tiêu diệt vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong môi trường nuôi và dụng cụ nuôi. - Diệt khuẩn gây bệnh gan tụy, phân trắng, phát sáng. - Tiêu diệt nhanh chóng và triệt để vi khuẩn gây ra đốm đỏ, lở loét, đỏ kỳ, đỏ mỏ, tuột vảy, lang ben trên cá. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
COPPER 99

CẮT TẢO – DIỆT KHUẨN AN TOÀN CHO AO NUÔI

Công dụng: - Cung cấp đồng nano có tác dụng tiêu diệt nhanh và mạnh đối với hầu hết các vi khuẩn, vi rút, nấm, tảo độc trong môi trường nước ao nuôi, khử mùi tanh hôi của nước, ổn định màu nước. - Hạn chế tình trạng nhớt đáy, nấm phát sinh trong ao bạt đáy. - Khống chế và kiểm soát vi khuẩn gây hại và tảo độc bùng phát trong ao nuôi. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
SUPER MIX

KHOÁNG CHẤT ĐẬM ĐẶC KÍCH THÍCH LỘT XÁC VÀ CỨNG VỎ NHANH

Công dụng: - Bổ sung khoáng chất cho ao nuôi hỗ trợ tôm lột xác và phát triển. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TRIMESUL 48

ĐIỀU TRỊ ĐỐM ĐỎ, XUẤT HUYẾT, VIÊM RUỘT, LỞ LOÉT

Công dụng: - Trị đốm đỏ, xuất huyết vây hậu môn, viêm ruột, lở loét do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas trên cá nuôi nước ngọt. - Trị bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy do vi khuẩn Vibrio trên tôm. [sc name="sg5"]
not rated
Đọc tiếp
ORGANIC ACID

BỔ SUNG ACID HỮU CƠ CẦN THIẾT GIẢM pH ĐƯỜNG RUỘT - NGĂN NGỪA PHÂN TRẮNG - NÂNG CAO KHẢ NĂNG HẤP THU

Công dụng: - Bổ sung acid hữu cơ cần thiết cho đường ruột tôm, gia tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, giảm FCR. - Giảm pH đường ruột, ức chế vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh phân trắng và các bệnh về đường ruột trên tôm như lỏng ruột, phân đứt khúc. - Ngăn chặn tác hại của độc tố nấm mốc trong thức ăn và tảo độc. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
MILLENIUM

BỔ SUNG VITAMIN TẠO NĂNG LƯỢNG, NĂNG CAO SỨC KHỎE CHO CÁ ẾCH BỐ MẸ GIAO PHỐI VÀ ĐẺ TRỨNG TỐT HƠN

Công dụng: - Bổ sung các vitamin, acid amin cần thiết cho cá, ếch bố mẹ, giúp buồng trứng hoàn chỉnh, nhiều trứng hơn, giao phối tốt hơn. - Tăng sức đề kháng, chống sốc, giảm stress. - Tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe cho cá, ếch bố mẹ giúp tỷ lệ sinh sản cao hơn. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp