(Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát) Tổng hợp tin tức về nông nghiệp – thủy sản trong tuần từ 12/09/2022 – 18/09/2022.
Tây Ninh: Hội thảo nuôi tôm giống trong bể lót bạt
Sáng 9.9, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh tổ chức hội thảo chuyên đề Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi thâm canh tôm càng xanh trong bể lót bạt cho nông dân các huyện Châu Thành, Dương Minh Châu, TT. Tây Ninh và thị xã Hòa Thành.
Ông Hà Thanh Tùng- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, đây là quy trình nuôi mới, lần đầu tiên được Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Hội Nông dân TP. Tây Ninh triển khai nuôi thí điểm tại hộ ông Nguyễn Phúc Mến, ấp Tân Phước, xã Tân Bình, TP. Tây Ninh.
Số Tôm giống được thả ban đầu khoảng 24.000 con trong bể nổi lót bạt có diện tích 120m2, sau hơn hai tháng thả nuôi, số tôm trong bể phát triển khá tốt, tỷ lệ hao hụt thấp, chưa phát hiện tôm mắc bệnh.
Nông dân tham gia thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 50% chi phí giống và 30% chi phí thức ăn công nghiệp. Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông còn chuyển giao khoa học kỹ thuật để hộ dân thả nuôi theo đúng quy trình, đạt hiệu quả.
Tham dự hội thảo, các hộ nông dân được cán bộ của Trung tâm Khuyến nông giới thiệu, chia sẻ kỹ thuật và tham quan thực tế mô hình nuôi tôm càng xanh trong bể lót bạt của ông Mến.
Việc áp dụng mô hình nuôi tôm trong bể lót bạt giúp người nuôi thủy sản tránh ô nhiễm môi trường nguồn nước, thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý, tôm sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh.
Minh Dương (Tây Ninh Online)
Ngành Thủy sản phát huy tiềm năng, khẳng định vị thế
Những năm qua, ngành Thủy sản nước ta liên tục đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài, xuất khẩu thủy sản nước ta vẫn duy trì đà tăng trưởng và dự kiến sẽ lập đỉnh mới trong năm 2022.
Tuy vậy, trước những thách thức từ khách quan và nội tại đòi hỏi ngành Thủy sản cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài để tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.
Kết quả ấn tượng
Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủy sản xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, chiếm 4-5% GDP; 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết: Trong giai đoạn 2018-2022, chế biến thủy sản đã phát triển mạnh mẽ, các cơ sở chế biến thủy sản công nghiệp đã áp dụng công nghệ chế biến hiện đại, áp dụng hệ thống quản lý theo HACCP, ISO 22000. Hiện có hơn 800 cơ sở chế biến thủy sản được phép xuất khẩu vào các thị trường, trong đó, gần 700 cơ sở xuất khẩu vào thị trường EU. Việc triển khai thực hiện nghiêm các quy định này đã giúp thủy sản của Việt Nam được gần 200 quốc gia ưa chuộng.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 3 năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam dao động 8,5-9 tỉ USD/năm. Với kết quả này, thủy sản đứng trong tốp 10 ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt, ngành thủy sản đã tạo việc làm và sinh kế cho hơn 4 triệu lao động trực tiếp. Riêng 7 tháng của năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ghi nhận con số cao kỷ lục 6,7 tỉ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến, trong năm 2022, xuất khẩu thủy sản sẽ lần đầu tiên vượt mốc trên 10 tỉ USD, tăng 12-15% so với năm 2021, trong đó, tôm và cá tra chiếm khoảng 6,5 tỉ USD.
Bên cạnh kết quả đạt được, phát triển thủy sản nước ta cũng đứng trước nhiều khó khăn như biến đổi khí hậu; hạ tầng nghề cá chưa được đầu tư đồng bộ và hiện đại; ngành du lịch phát triển ảnh hưởng đến diện tích nuôi trồng, bảo tồn, bảo vệ và khai thác thủy sản… Ngoài ra, ngành Thủy sản cũng đứng trước thách thức từ yêu cầu hội nhập quốc tế về hàng rào kỹ thuật, thương mại; sự cạnh tranh ngày càng gay gắt; cảnh báo thẻ vàng IUU của EU…
Tiếp tục phát huy tiềm năng
Theo Tổng cục Thủy sản, mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt từ 3-4%/năm, tổng lượng thủy sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 7 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn và giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14-16 tỉ USD. Tầm nhìn đến năm 2045, thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiều ý kiến cho rằng, ngành Thủy sản cần đầu tư đồng bộ chuỗi ngành hàng gồm hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực chất lượng cao, các giải pháp công nghệ… Trong đó, vai trò quản lý nhà nước tập trung quản lý chặt khâu sản xuất giống, thuốc, hóa chất, vật tư đầu vào; ban hành chính sách hỗ trợ. Người nuôi, doanh nghiệp hình thành những vùng nuôi cá tra tập trung hiện đại, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, điện, giao thông, hệ thống xử lý nước, áp dụng khoa học công nghệ vào quy trình nuôi (thức ăn, vật tư thiết yếu, công nghệ thu hoạch, an toàn vệ sinh thực phẩm…).
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, hiện nguồn nguyên liệu nuôi trồng chiếm khoảng 70% nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Bên cạnh việc đầu tư công nghệ để gia tăng chất lượng sản lượng nuôi, nhu cầu mở rộng vùng nuôi tập trung, bao gồm cả khu vực sản xuất giống là cần thiết để tăng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó, với yêu cầu truy xuất nguồn gốc từ nhiều thị trường trọng điểm (Mỹ, Trung Quốc…), các địa phương cần phối hợp tốt với doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng nuôi phục vụ nhu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý, phát triển nuôi tại địa phương.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, nhấn mạnh: “Nghề nuôi biển nước ta vốn nhiều tiềm năng nhưng phát triển nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, việc chuyển nghề cá nhân dân (tự phát, quy mô nhỏ, lạc hậu, ngư dân là chủ thể) sang nghề cá thương mại (bền vững, công nghệ cao, quy mô lớn, doanh nghiệp là chủ thể) là hết sức cần thiết. Cùng với đó, tích hợp nuôi biển với các ngành kinh tế biển khác như du lịch, dầu khí, điện gió, vận tải biển; tăng cường quản lý nhà nước và cơ chế đồng quản lý (PPP) với các hệ thống cảnh báo, kiểm soát ô nhiễm môi trường và cảnh báo, cảnh giới, đảm bảo an ninh nuôi biển. Đây là hướng đi phù hợp nhằm tạo nguồn nguyên liệu hải sản đa dạng để chế biến xuất khẩu và các ngành khác như chế biến thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, phân bón”.
Bảng giá thủy sản tuần 12/09 – 18/09/2022
Bảng giá một số mặt hàng thủy sản cập nhật mới nhất hôm nay, giá thủy sản tuần 12/09/2022 – 18/09/2022.
TÊN MẶT HÀNG | ĐƠN GIÁ (VNĐ) | ĐƠN VỊ TÍNH | NGÀY BÁO GIÁ | ĐỊA PHƯƠNG |
Ghẹ nang loại 6-7 con/kg | 249.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Ghẹ nang loại 4-5 con/kg | 279.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Ghẹ nang loại 3-4 con/kg | 320.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Ghẹ nang loại 2-3 con/kg | 340.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Ghẹ xanh loại 6 con/kg | 320.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Ghẹ xanh loại 3-5 con/kg | 399.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Ghẹ xanh loại 2-3 con/kg | 449.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Cua Cà Mau loại 4 con/kg | 349.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Cua Cà Mau loại 3 con/kg | 449.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Cua Cà Mau loại 2 con/kg | 500.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Cua gạch bé | 549.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Cua gạch lớn | 649.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Tôm sú loại 18-20 con/kg | 349.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Tôm sú loại 13-15 con/kg | 399.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Tôm vằn biển loại 30 con/kg | 259.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Tôm vằn biển loại 25 con/kg | 299.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Tôm vằn biển loại 18-20 con/kg | 349.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Tôm vằn biển loại 16-17 con/kg | 369.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Ngao hoa | 99.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Bề bề hấp | 169.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Ghẹ mặt trời hấp sơ | 180.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Ốc hương | 289.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Tuộc khổng lồ | 210.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Mực trứng | 259.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Mực ống | 159.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Mực sim trứng | 169.000 | đồng/kg | 15/9/2022 | Hà Nội |
Cá tra thịt trắng | 42.000 – 45.000 | đồng/kg | 14/9/2022 | An Giang |
Lươn loại 2 | 160.000 – 170.000 | đồng/kg | 14/9/2022 | An Giang |
Lươn loại 1 | 180.000 – 200.000 | đồng/kg | 14/9/2022 | An Giang |
Ếch nuôi | 55.000 – 60.000 | đồng/kg | 14/9/2022 | An Giang |
Tôm càng xanh | 235.000 – 245.000 | đồng/kg | 14/9/2022 | An Giang |
Cá lóc nuôi | 50.000 – 55.000 | đồng/kg | 14/9/2022 | An Giang |
Cá nàng hai | 90.000 – 95.000 | đồng/kg | 14/9/2022 | An Giang |
Cá điêu hồng | 50.000 – 52.000 | đồng/kg | 14/9/2022 | An Giang |
Cá rô phi | 35.000 – 40.000 | đồng/kg | 14/9/2022 | An Giang |
Tôm thẻ 80 con/kg tại ao | 160.000 | đồng/kg | 14/9/2022 | Quảng Ninh |
Tôm thẻ 50 con/kg tại ao | 200.000 | đồng/kg | 14/9/2022 | Quảng Ninh |
Ốc cà na | 110.000 | đồng/kg | 14/9/2022 | Đồng Tháp |
Ốc gai trắng | 230.000 | đồng/kg | 13/9/2022 | Đà Nẵng |
Sò huyết Cà Mau | 260.000 | đồng/kg | 13/9/2022 | Đà Nẵng |
Mực lá loại 3-4 con/kg | 400.000 | đồng/kg | 13/9/2022 | Đà Nẵng |
Cua thịt | 350.000 | đồng/kg | 13/9/2022 | TP Hồ Chí Minh |
Cua gạch | 550.000 | đồng/kg | 13/9/2022 | TP Hồ Chí Minh |