Tin Thủy Sản tuần 13/06 – 19/06/2022

(Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát) Tổng hợp tin tức về nông nghiệp – thủy sản trong tuần từ 13/06/2022 – 19/06/2022.


Thái Bình: Giá cá tăng, người nuôi phấn khởi

Thị trường sôi động trở lại, giá bán tăng là những tín hiệu vui với người nuôi cá sau một thời gian dài chịu cảnh thua lỗ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bước sang năm thứ tám ông Vũ Ngọc Ba, thôn Bồ Trang 3, xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Phụ) nuôi cá lồng trên sông. Từ 4 lồng năm 2015, đến nay ông đã mở rộng lên 30 lồng, nuôi thả các loại cá: lăng, trắm, diêu hồng. Do nuôi gối vụ nên một năm ông có thể thu hoạch từ 2 – 3 lứa cá, xuất bán ra thị trường gần 100 tấn cá. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá cám tăng cao, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn trong khi giá bán các loại cá giảm khiến ông Ba cũng như nhiều hộ nuôi cá phải “treo” lồng.

Đối với cá trắm, ông Vũ Ngọc Ba, xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Phụ) tăng cường cho ăn cỏ để giảm chi phí thức ăn chăn nuôi.

“Năm 2021 là năm khó khăn nhất đối với người nuôi cá, có thời điểm giá cá lăng giảm còn 48.000 đồng/kg trong khi giá cám tăng đến 120.000 đồng/bao 25kg, tính ra mỗi tấn cá tôi phải bù lỗ gần 20 triệu đồng. Giá thấp nhưng chúng tôi vẫn phải bán vì càng nuôi càng lỗ nặng, không có vốn để quay vòng, tái sản xuất. Thị trường ổn định, cá không gặp dịch bệnh thì mỗi lứa người nuôi lãi từ một đến vài trăm triệu đồng; nhưng khi giá cám tăng cao, giá cá giảm thấp thì thua lỗ tiền tỷ. Ngoài giảm mật độ nuôi, từ 30 lồng, hiện tôi chỉ nuôi thả 23 lồng, phần vì thiếu vốn đầu tư phần còn “nghe ngóng” thị trường. Từ đầu năm 2022 đến nay, giá cá các loại tăng trở lại, hiện giá cá lăng đạt 70.000 – 75.000 đồng/kg, cá trắm 55.000 đồng/kg, cá diêu hồng 50.000 – 54.000 đồng/kg. Với giá này, mỗi tấn cá người nuôi lãi từ 5 – 10 triệu đồng, bù đắp phần nào thua lỗ thời gian qua” – ông Ba chia sẻ.

Cũng như gia đình ông Ba, dù giá cá thấp, tiêu thụ chậm nhưng gia đình anh Đoàn Văn Kha, thôn Ninh Thôn, xã Hòa Bình (Hưng Hà) vẫn phải duy trì nuôi bởi đã đầu tư cơ sở vật chất trên 1 tỷ đồng. Anh Kha cho biết: Nuôi cá trên ao bán nổi là hướng đi mới, mang lại nhiều hiệu quả hơn nuôi ao truyền thống, vì thế tôi thuê 10 mẫu ruộng cấy lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang làm ao bán nổi nuôi cá. Bằng việc phân chia nhiều ao nuôi thả các kích cỡ cá khác nhau nên một năm tôi thu hoạch 2 lứa, cung cấp ra thị trường khoảng 60 tấn cá các loại. Giá cá hiện nay tăng khoảng 35%, có loại tăng 50% so với cùng kỳ năm 2021, người nuôi chúng tôi cũng có chút thu nhập. Tôi hy vọng thời gian tới thị trường tiêu thụ cá ổn định để chúng tôi yên tâm đầu tư tái sản xuất.

Toàn tỉnh hiện có gần 9.000ha nuôi thủy sản nước ngọt, 633 lồng nuôi cá với thể tích đạt gần 70.000m3, năng suất đạt từ 5 – 7 tấn/lồng, tương đương 1ha diện tích ao nuôi nội đồng. 5 tháng đầu năm, toàn tỉnh khai thác 27.400 tấn cá, sản lượng nuôi thả đạt 16.400 tấn. Theo đánh giá của ngành chuyên môn, thời gian gần đây nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên địa bàn tỉnh tăng cao do dịch Covid-19 đã được kiểm soát, các hoạt động tập trung đông người, dịch vụ ăn uống, tổ chức cưới hỏi đã được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều ao nuôi thủy sản không tìm được thị trường tiêu thụ nên đã chủ động giảm mật độ nuôi hoặc chỉ nuôi thả phục vụ nhu cầu của gia đình. Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cũng khiến các chủ ao nuôi thủy sản e dè trong việc đầu tư…

Để lĩnh vực thủy sản khôi phục lại sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hộ nuôi cần liên kết hình thành chuỗi khép kín từ nuôi thả đến chế biến, thay đổi phương thức nuôi từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh theo hướng an toàn sinh học nhằm nâng cao chất lượng nông sản, từng bước chủ động trong sản xuất, tiêu thụ.

Ngân Huyền (Báo Thái Bình)


Cà Mau: Nhiều triển vọng để ngành tôm tăng tốc

Sản lượng tôm chế biến và sản xuất phân bón tăng so với cùng kỳ năm 2021, do nhu cầu thị trường tăng cao, cùng với xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine dẫn đến giá tôm và phân bón xuất khẩu tăng.

“Xuất khẩu thuỷ sản trong 5 tháng qua đạt 511,8 triệu USD, bằng 47,8% kế hoạch, tăng 55,2% so cùng kỳ. Với kết quả thu về bình quân trên 100 triệu USD/tháng và thường tăng rất cao trong những tháng cuối năm, khả năng năm nay xuất khẩu ngành tôm Cà Mau sẽ vượt xa kế hoạch”, ông Nguyễn Đức Thánh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhận định.

Với hơn 40 nhà máy chế biến, cùng công nghệ tiên tiến, hiện đại, Cà Mau luôn dẫn đầu cả nước về năng lực cũng như sản xuất hàng giá trị gia tăng, đưa con tôm địa phương xuất hiện ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu về trên 1 tỷ USD/năm.

Những kết quả ấn tượng

Theo ông Thánh, lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do được các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khai thác khá tốt nên kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường tăng mạnh, như: Mỹ tăng 85,5%, EU tăng 59%, Australia tăng 165,4%, Canada tăng 87,9%, Hàn Quốc tăng 14,5%, Nhật tăng 2,6%… Tuy nhiên, chính sách “Zero Covid-19” của Trung Quốc khiến cho xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này gặp ách tắc khi nhiều cửa khẩu đóng cửa và việc kiểm tra Covid-19 trên hàng đông lạnh ngày càng khắt khe.

Xuất khẩu tôm tăng mạnh kéo theo giá tôm nguyên liệu tăng theo, tạo phấn khởi cho người sản xuất. Hiện, loại 20 con/kg được thu mua tại đầm tôm có giá từ 225.000-235.000 đồng/kg; loại 30 con/kg 185.000-195.000 đồng/kg; loại 40 con/kg 160.000-170.000 đồng/kg.

“Tôm nuôi khi thu hoạch đạt kích cỡ càng lớn thì giá trị càng cao và có chiều hướng tăng giá từ 5.000-10.000 đồng/kg so với tháng 5”, ông Trần Thanh Tùng, một thương lái thu mua tôm nguyên liệu ở xã Lý Văn Lâm, thông tin.

Ông Tùng cho biết, hiện các nhà máy chuộng tôm kích cỡ lớn, chủ yếu xuất nguyên con hoặc chế biến hàng gia tăng, xuất sang thị trường Mỹ, châu Âu.

Hiện, nguồn nguyên liệu đầu vào khá ổn định, đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất tại các nhà máy. Đây là kết quả thể hiện khả năng sản xuất trên lĩnh vực nuôi tôm trên địa bàn Cà Mau đang phát triển rất tốt. Điều này được thể hiện thông qua việc chuyển dần hình thức nuôi thâm canh sang siêu thâm canh, nhất là khi Cà Mau kiểm soát được dịch Covid-19.

Ngành tôm Cà Mau đang chuyển dần sang hình thức siêu lợi nhuận, tăng nhanh sản lượng, đảm bảo môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu… (Ảnh chụp tại Đầm Dơi – thủ phủ nghề nuôi tôm siêu thâm canh của tỉnh Cà Mau).

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có thêm 154 hộ với 109,5 ha chuyển đổi hình thức sản xuất, đưa tổng diện tích nuôi theo hình thức siêu lợi nhuận này hiện là 3.861,4 ha/3.934 hộ nuôi, tăng 4,9% kế hoạch, tăng 20,2% so cùng kỳ; bình quân đạt từ 40-45 tấn/ha/năm.

Sau nhiều vụ nuôi thành công và từng bước cải tiến thông qua các mô hình sản xuất có hiệu quả, ông Lý Thường Kiệt, ấp Rạch Muỗi, xã Phú Hưng (huyện Cái Nước) nâng hình thức nuôi tôm từ thâm canh sang siêu thâm canh theo 2 giai đoạn trên diện tích hơn 1 ha của gia đình.

“Nuôi tôm siêu thâm canh giờ đã chủ động về mọi mặt nhằm đảm bảo tính hiệu quả của nghề nuôi, cùng với việc áp dụng nuôi theo hình thức 2 giai đoạn thì hiệu quả luôn mang tính ổn định, phát triển nhanh, bền vững hơn”, ông Kiệt chia sẻ.

Cùng với những chuyển biến trong nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đến nay đã đạt 165.760 ha và điều đáng mừng là diện tích đang thả nuôi đạt 99,2%. Đây là nguồn lực không nhỏ cung ứng lượng tôm có kích cỡ lớn cho chế biến xuất khẩu. Theo đó, đã góp phần đưa sản lượng tôm đầu năm đến nay tăng 10,4% so cùng kỳ, dự báo đến cuối tháng 6 đạt 118.245 tấn.

Thêm vào đó, sản lượng tôm từ nghề khai thác cũng đã đạt 4.085 tấn, tăng 24% so cùng kỳ, góp phần không nhỏ vào tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu với cột mốc cuối năm đạt trên 1 tỷ USD.

Thêm niềm tin cho sự thành công

Ngành tôm tỉnh nhà càng thêm vững niềm tin phát triển, khi từ đề xuất của tỉnh, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án “Phát triển thuỷ sản bền vững tỉnh Cà Mau” tại Công văn số 879/TTg-QHQT ngày 29/6/2021.

Theo đó, hướng mục tiêu theo 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm vào phát triển ngành thuỷ sản bền vững, trong đó tập trung cho hội nhập quốc tế sâu rộng, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường thông qua xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng; đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực quản lý và tổ chức sản xuất; phát triển liên kết chuỗi giá trị, tổ chức sản xuất khai thác, nuôi trồng, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực…

Tổng mức đầu tư cho dự án này dự kiến khoảng 23,1 triệu USD (tương đương 536 tỷ đồng), trong đó nguồn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) 19,5 triệu USD (tương đương 452 tỷ đồng) và nguồn đối ứng 84 tỷ đồng. Dự án ưu tiên tập trung vào 2 hợp phần chính, gồm phát triển kết cấu hạ tầng khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản; nâng cao năng lực quản lý, nâng cao giá trị sản phẩm thuỷ sản và được triển khai trên vùng thuộc các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển và Trần Văn Thời trong giai đoạn 2022-2025.

Với hướng đi này, việc hiện thực hoá mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trên địa bàn đạt 1,65 tỷ USD là hoàn toàn nằm trong tầm tay. Từ đó, tự tin tầm nhìn đến năm 2045, đưa thuỷ sản Cà Mau trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; giữ vị trí mũi nhọn, chủ lực; góp phần đảm bảo an ninh lương thực, an sinh – xã hội; xây dựng làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thuỷ sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phòng – an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển, đảo.

Trần Nguyên (Báo Cà Mau)


SẢN PHẨM THUỐC THÚ Y THỦY SẢN TIỆP PHÁT

HOT MINER

KHOÁNG NÓNG LÀM TĂNG ĐỘ KIỀM, ỔN ĐỊNH pH NƯỚC KÍCH THÍCH TÔM LỘT XÁC VÀ MAU CỨNG VỎ

Công dụng: - Làm tăng độ kiềm và ổn định pH nước. - Kích thích tôm lột xác và mau cứng vỏ. - Cung cấp các khoáng chất cần thiết cho tôm sinh trưởng và phát triển. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
BEST BKC

DIỆT KHUẨN, NẤM, NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT TRONG AO NUÔI

Công dụng: - Tiêu diệt vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong ao nuôi tôm cá. - Sát trùng bể ương, thiết bị, dụng cụ nuôi. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
C TẠT

TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG, CHỐNG STRESS CHO TÔM

Công dụng: - Tăng cường sức đề kháng và chống stress cho tôm khi thời tiết xấu, môi trường thay đổi đột ngột. - Giúp tôm giống khỏe mạnh khi mới thả, khi vận chuyển sang tôm và nâng cao tỉ lệ sống. - Ổn định pH và độ kiềm nước ao nuôi. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
YUCCA PLUS

HẤP THU KHÍ ĐỘC

Công dụng: - Hấp thu nhanh khí độc NH3, H2S trong ao nuôi tôm - cá. - Cấp cứu kịp thời tình trạng tôm - cá nổi đầu, tấp mé do nồng độ khí độc tăng cao. - Chống stress, giúp gia tăng tỉ lệ sống, giảm hao hụt khi nuôi mật độ cao. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TEA PLUS

TẠO NHANH MÀU TRÀ, NGĂN NGỪA TẢO ĐÁY

Công dụng: - Tạo nhanh màu trà cho nước ao nuôi khó gây màu và những ao thay nước liên tục. - Hiệu quả nhanh trong việc cải tạo màu nước, làm giảm hàm lượng ánh sáng gây căng thẳng cho tôm cá nuôi, ngăn ngừa tảo đáy phát triển. Tạo môi trường nước an toàn cho tôm cá. - Chuyển nước ao từ không màu hoặc màu xanh sang màu trà nhanh chóng. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
KON PRO

SÁT TRÙNG PHỔ RỘNG TIÊU DIỆT VI KHUẨN VIBRIO GIẢI PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Công dụng: - Diệt vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn gây gan tụy, phân trắng, phát sáng. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
M-1

ĐIỀU TRỊ BỆNH QUẸO CỔ, MẮT MÙ MỘT BÊN Ở ẾCH, CHƯỚNG HƠI, SÌNH BỤNG, VIÊM Ổ BỤNG, VIÊM GAN, THẦN KINH

Công dụng: - Chuyên điều trị bệnh quẹo cổ ở ếch, mù mắt một bên. - Trị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu trên cá, ếch do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas, Vibrio spp.. - Điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường ruột, chướng hơi, sình bụng, viêm ổ bụng,… do các vi khuẩn nhạy cảm với Amoxicillin gây ra trên đối tượng thủy sản. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp
ANTIMAX

GIẢI ĐỘC GAN, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG, CHỐNG STRESS

Công dụng: - Bổ sung vitamin C, Sorbitol giúp tăng sức đề kháng, chống stress cho tôm, cá. - Giải độc gan, tái tạo tế bào gan, tăng cường chức năng gan. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TST 250

THUỐC SÁT TRÙNG THẾ HỆ MỚI

Công dụng: - Tiêu diệt vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong môi trường nuôi và dụng cụ nuôi. - Diệt khuẩn gây bệnh gan tụy, phân trắng, phát sáng. - Tiêu diệt nhanh chóng và triệt để vi khuẩn gây ra đốm đỏ, lở loét, đỏ kỳ, đỏ mỏ, tuột vảy, lang ben trên cá. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp