Tin Thủy Sản tuần 18/07 – 24/07/2022

(Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát) Tổng hợp tin tức về nông nghiệp – thủy sản trong tuần từ 18/07/2022 – 24/07/2022.


Bảng giá thủy sản tuần 18/07 – 24/07/2022

Bảng giá một số mặt hàng thủy sản cập nhật mới nhất hôm nay, giá thủy sản tuần 18/07/2022 – 24/07/2022.

TÊN MẶT HÀNG ĐƠN GIÁ (VNĐ) ĐƠN VỊ TÍNH NGÀY BÁO GIÁ ĐỊA PHƯƠNG
Mực ống 125.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Hàu sữa 35.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Ghẹ đỏ 150.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Ốc vôi vàng 70.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Tôm trứng 215.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Cua Cà Mau 4 con/kg 349.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Cua Cà Mau 2-3 con/kg 449.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Mực tép 70.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Ghẹ xanh 339.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Ghẹ nang đỏ 439.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Tôm hùm 859.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Hàu Vân Đồn 25.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Ngao hai cồi 89.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Ngao hoa 69.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Sò thưng 89.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Sò sần 89.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Bề bề hấp 179.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Bạch tuộc 219.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Tôm càng xanh 215.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Tôm sú 379.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Sò lông 33.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Bào ngư 45.000 đồng/con 21/7/2022 Hà Nội
Ốc móng tay 79.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Cá chim 199.000 đồng/kg 21/7/2022 Hà Nội
Cá tra thịt trắng 42.000 – 45.000 đồng/kg 20/7/2022 An Giang
Lươn (loại 2) 160.000 – 170.000 đồng/kg 20/7/2022 An Giang
Lươn (loại 1) 180.000 – 200.000 đồng/kg 20/7/2022 An Giang
Ếch nuôi 55.000 – 60.000 đồng/kg 20/7/2022 An Giang
Tôm càng xanh 220.000 – 240.000 đồng/kg 20/7/2022 An Giang
Cá lóc nuôi 55.000 – 60.000 đồng/kg 20/7/2022 An Giang
Cá nàng hai 80.000 – 85.000 đồng/kg 20/7/2022 An Giang
Cá điêu hồng 50.000 – 52.000 đồng/kg 20/7/2022 An Giang
Cá rô phi 32.000 – 35.000 đồng/kg 20/7/2022 An Giang
Cá chình 800.000 – 900.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh
Cá lăng nghệ 450.000 – 550.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh
Cá tầm 500.000 – 600.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh
Tôm tích 2.000.000 – 2.500.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh
Tôm Alaska 2.000.000 – 2.500.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh
Tôm sú 600.000 – 700.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh
Ghẹ xanh 1.500.000 – 1.600.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh
Cua thịt 800.000 – 850.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh
Cua gạch 1.300.000 – 1.400.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh
Ốc đỏ 700.000 – 750.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh
Ốc hương 900.000 – 1.000.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh
Sò dương 800.000 – 850.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh
Nghêu sữa 400.000 – 420.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh
Ngao hai còi 500.000 – 600.000 đồng/kg 18/7/2022 TP. Hồ Chí Minh

Thái Bình: Giá thủy sản giảm sâu, người chăn nuôi gặp khó

Huyện Vũ Thư hiện có 1.492ha nuôi trồng thủy sản và 120 lồng cá trên sông. Thời điểm này, giá thức ăn tăng cao, trong khi giá các loại thủy sản giảm mạnh, các chủ ao, đầm, lồng bè tại địa phương gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, phát triển đàn thủy sản.

Với 1,7 mẫu ao, gia đình ông Trần Văn Quỳnh, thôn Nội, xã Minh Khai kết hợp nuôi thả các loại cá truyền thống như trắm, mè, trôi, rô phi đơn tính…

Gia đình ông Trần Văn Quỳnh, xã Minh Khai (Vũ Thư) giảm quy mô nuôi cá do giá thức ăn tăng, giá cá thương phẩm giảm.

Ông Quỳnh cho biết: Mấy năm trước, giá thức ăn cho cágiá cá thương phẩm xuất ra thị trường tương đối ổn định, gia đình ông thường quay vòng liên tục 2 lứa/năm, thu hoạch 5 – 6 tấn cá/năm, trừ chi phí sản xuất thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm. Giá thức ăn cho cá liên tục tăng, từ 330.000 đồng/bao/25kg năm 2020 đến nay là 420.000 đồng/bao/25kg; trong khi đó giá bán của hầu hết các loại cá thương phẩm hiện nay đều giảm 20 – 30% so với trước. Để hạn chế thiệt hại, gia đình ông Quỳnh buộc phải giảm quy mô sản xuất, mỗi năm chỉ nuôi 1 lứa cá, giảm mật độ nuôi thả, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp thay cho thức ăn chuyên dùng của cá. Ước tính năm 2022, gia đình ông Quỳnh sẽ thu được khoảng 2 tấn cá, thu lãi 20 triệu đồng/năm cho 2 lao động thường xuyên.

Gia đình anh Đỗ Duy Đông, thôn Đại Đồng, xã Tân Hòa có gần 2ha ao bán nổi, nuôi cá thịt truyền thống.

Anh Đông chia sẻ: Giá cá trắm thương phẩm (từ 3 – 6kg/con) trước kia có giá 52.000 đồng/kg, năm ngoái giảm xuống còn 45.000 đồng/kg, hiện nay có giá 40.000 – 42.000 đồng/kg. Cá trôi (từ 1,5 – 2kg/con) trước kia đạt 35.000 đồng/kg, năm ngoái giảm xuống 24.000 đồng/kg, hiện nay 16.000 – 18.000 đồng/kg. Cá rô phi đơn tính (từ 1 – 2kg/con) giảm từ 40.000 đồng/kg (năm 2021) hiện nay 34.000 – 35.000 đồng/kg. Giá của hầu hết các loại cá khác đều giảm tương tự, nguyên nhân do nguồn cung dồi dào nhưng sức tiêu thụ của thị trường hạn chế, tiêu thụ nhỏ lẻ tại địa phương hoặc nội địa, chưa có xuất khẩu; khâu chế biến để nâng cao giá trị thủy sản còn yếu.

Giá thức ăn tăng, giá cá giảm gây nhiều khó khăn cho người nuôi trồng thủy sản.

Theo tính toán của anh Đông, nếu chủ ao, đầm có kỹ thuật tốt, bảo đảm sản lượng, năng suất ổn định, trước kia bà con có thể thu lãi 15.000 – 20.000 đồng/kg cá xuất ra thị trường. Tuy nhiên, với việc giá thức ăn tăng, giá cá giảm, hiện nay nông dân chỉ thu lãi được khoảng 5.000 đồng/kg cá, thậm chí không có lãi hoặc thua lỗ nếu phát sinh nhiều chi phí sản xuất khác. Mấy năm trước, gia đình anh Đông thu hoạch bình quân 15 tấn cá/năm, có lãi 150 – 300 triệu đồng, năm nay dự kiến sản lượng chỉ đạt 50%, thu lãi 30% so với trước.

Giá cá thương phẩm giảm kéo theo các loại cá giống cũng xuống giá. Bà Phạm Thị Liễu, chủ hộ chuyên ương cá giống, thôn 7, xã Vũ Đoài cho biết, giá bán của hầu hết các loại cá giống như cá trắm, cá chép, chép vàng… đều giảm 20 – 30%, sản lượng tiêu thụ cũng ít hơn, do bà con thu hẹp quy mô nuôi thả. Trước tình huống giá cám tăng, giá cá hạ, gia đình bà Liễu chuyển sang nấu cám ngô, cám gạo, kết hợp rau xanh, cỏ nghiền cho cá ăn thay vì sử dụng cám công nghiệp, vất vả và hiệu quả thấp hơn so với trước.

Huyện Vũ Thư hiện có 1.492ha nuôi trồng thủy sản, hầu hết các hộ nuôi thả các loại cá truyền thống, sản lượng bình quân đạt 5 – 6 tấn/ha/năm và 120 lồng cá trên sông sản lượng cá trung bình đạt 7,9 tấn/lồng/năm.

Bà Nguyễn Thị Như, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vũ Thư cho biết: Hiện nay, xu hướng phát triển thủy sản tại huyện có sự chuyển dịch từ nuôi thả nhỏ lẻ, truyền thống sang các mô hình tích tụ ruộng đất, ao đầm lớn, đầu tư hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sử dụng thức ăn công nghiệp để nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản. Do đó, giá thức ăn tăng cao cùng thời điểm với giá cá thương phẩm giảm mạnh sẽ gây thiệt hại lớn, giảm hiệu quả sản xuất nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, giá thủy sản giảm còn ảnh hưởng đến tâm lý của bà con, hầu hết các hộ thu hẹp quy mô nuôi trồng, tạm dừng đầu tư vốn phát triển thủy sản nhằm hạn chế rủi ro. Tôi cho rằng cần có sự liên kết của các cấp, các ngành, doanh nghiệp trong và ngoài nước để ổn định giá vật tư, nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra để người nuôi cá yên tâm, ổn định sản xuất.

Quỳnh Lưu (Báo Thái Bình)


Tiền Giang: Nông dân làm kinh tế giỏi, tích cực xây dựng nông thôn mới

Đến ấp Bình Hưng (xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) hỏi nhà ông Nguyễn Văn Được (sinh năm 1962) thì gần như ai cũng biết. Bởi ông Được không chỉ là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, mà còn điển hình trong xây dựng cảnh quan môi trường góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới nâng cao của xã Thành Công.

Với khuôn viên đất rộng trước nhà, ông Nguyễn Văn Được sử dụng hơn 500 m2 đào ao làm đầm nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi tôm xung quanh, đồng thời lên mạng tìm tòi, nghiên cứu thêm về kỹ thuật nuôi tôm, mà đầm tôm của ông Được cho năng suất ổn định. Sau khoảng 3 tháng nuôi, đầm tôm thẻ chân trắng của ông Được cho thu hoạch trên 2 tấn, với giá trung bình từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư vẫn còn lời khá.

Hơn 15 năm kinh nghiệm với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, ông Được đúc kết: “Trong quá trình nuôi tôm phải chú trọng chọn con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng; xử lý ao nuôi chu đáo, nguồn nước luôn đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, lắp đặt hệ thống xử lý nước tạo nguồn ôxy cho tôm phát triển. Nguồn thức ăn cho tôm cũng phải đảm bảo chất lượng, khi chất lượng tôm đảm bảo thì không lo đầu ra”. Bên cạnh nuôi tôm, ông Được còn nuôi thêm vịt Xiêm và vịt lấy trứng ấp để bán con giống. Khu vực chăn nuôi được ông xử lý môi trường, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường xung quanh.

Không chỉ chí thú làm ăn, ông Được còn tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động tham gia xây dựng xã Thành Công đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ông tích cực hưởng ứng qua việc trồng cây xanh, vệ sinh sạch sẽ khuôn viên nhà và đoạn đường giao thông trước nhà. “Tôi nghĩ mỗi người dân đều ý thức tổ chức tốt khuôn viên, đường làng trước nhà mình thì đường làng ngõ xóm đều xanh – sạch – đẹp, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường ở nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại” – ông Được chia sẻ.

Chính sự cần cù trong lao động và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới của nông dân Nguyễn Văn Được đã tạo được sức lan tỏa trong cộng đồng.

KIM LAN – QUẾ ANH (Báo Ấp Bắc)


Cua Cà Mau được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Cua Cà Mau vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là sản phẩm thứ 2 (sau con tôm sú) nhận được chứng nhận danh giá này.

Văn bằng bảo hộ sản phẩm dựa trên nghiên cứu về khí hậu, thuỷ văn khu vực vùng địa lý, nhiệt độ, nguồn thức ăn tự nhiên… để con cua Cà Mau sinh trưởng và phát triển trong môi trường tự nhiên. Cùng với đó là tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm đối với cua gạch; hàm lượng protein, lipid (béo)…trong thịt cua.

Cua Cà Mau sinh trưởng và phát triển trong môi trường tự nhiên vùng ngập ven biển.

Bản đồ khu vực địa lý được chứng nhận tại các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân.

Đây là cơ sở pháp lý và hệ thống các công cụ để Cà Mau tăng cường việc quản lý, kiểm soát và quảng bá thương hiệu sản phẩm, đưa con cua Cà Mau ra thị trường trong và ngoài nước, góp phần nâng giá trị, tăng thu nhập để đời sống người dân thêm phát triển.

Cua Cà Mau sinh trưởng và phát triển trong môi trường tự nhiên nên chất lượng sản phẩm tươi ngon, từ gạch cua đến thịt cua, trở thành sản phẩm ẩm thực sang trọng, có giá trị; làm quà tặng… Sắp tới đây, Cà Mau sẽ tổ chức Lễ hội cua với việc trình diễn 69 món ẩm thực được chế biến từ con cua, góp phần đưa ẩm thực mang đậm hương vị đặc trưng vùng đất cực Nam đến với mọi du khách.

Trần Nguyên (Cà Mau Online)


Tuyên Quang: Bảo vệ vùng nuôi trồng thủy sản

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra hiện tượng thời tiết, khí hậu bất thường. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, ngay từ đầu mùa mưa bão, các cấp, ngành của tỉnh đã đề ra nhiều biện pháp để phòng, chống và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn cho các vùng nuôi trồng thủy sản.

Chủ động ứng phó

Huyện Na Hang hiện có trên 1.000 lồng cá, với hơn 100 hộ nuôi, tổng sản lượng khai thác đạt 700 tấn/năm. Nghề nuôi cá đặc sản đã giúp không ít những hộ gia đình có thu nhập khá. Hiện đang là thời điểm mùa mưa lũ, thời tiết, nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất, sản lượng cá. Các hộ nuôi cá lồng chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống mưa, gió lớn nhằm giảm nguy cơ rủi ro và tăng hiệu quả trong chăn nuôi.

Anh Vi Ngọc Anh, tổ 6, thị trấn Na Hang (Na Hang) cho biết, để hạn chế thấp nhất thiệt hại, ngay trước mùa mưa bão, gia đình kiểm tra, gia cố lại hệ thống lồng nuôi, thay mới những tấm lưới cũ, rách. Khi có thông tin về tình hình mưa bão hay thuỷ điện xả lũ, gia đình sẽ điều chỉnh hạ độ sâu của lồng để giảm thiểu thiệt hại, nếu cần thiết di chuyển các lồng cá đến những nơi kín gió, dòng chảy nhẹ để tránh làm vỡ lồng. Hơn nữa, vào mùa mưa, thời tiết thay đổi, mực nước lên xuống thất thường, cùng với đó là nước các khe suối chảy vào lòng hồ làm cho cá dễ mắc bệnh nên phải chú ý bổ sung các loại thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống tốt cho cá, hạn chế dịch bệnh… Nhờ vậy, đến thời điểm này 30 lồng cá của gia đình đều được bảo vệ an toàn.

Nuôi cá tại eo ngách trên vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang nên mỗi khi vào mùa mưa lũ, gia đình anh Nguyễn Quang Minh, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm (Lâm Bình) lại chuẩn bị các biện pháp đảm bảo an toàn cho 150 lồng cá của gia đình. Anh Minh chia sẻ: “Gia đình tôi thường xuyên kiểm tra, gia cố và vệ sinh lồng bè; dự trữ nguồn thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá; máy tạo ôxy chuẩn bị sẵn sàng… Vì vậy, thời gian qua mặc dù thời tiết mưa nắng thất thường nhưng đàn cá của gia đình không bị ảnh hưởng và phát triển tốt”.

Nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản, ông Hà Hải Lanh, thôn 1, xã Trung Môn (Yên Sơn) đã quen với những công việc khi mùa mưa bão đến. Từ khâu tôn tạo bờ ao, chuẩn bị lưới quây cho đến kiểm tra bờ bao đã được ông và gia đình chủ động làm sớm. Được biết, với hơn 8.000m2 ao nuôi, những năm gần đây, nuôi cá đã mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình ông.

Tuy nhiên, theo ông Lanh, nếu không chủ động phòng, chống trong mùa mưa bão, chẳng may gặp rủi ro sẽ gây thiệt hại không nhỏ, thậm chí mất trắng. Do vậy, ông luôn chú trọng phòng ngừa sự cố tràn bờ, vỡ bờ, giữ an toàn cho diện tích thủy sản.

Hạn chế rủi ro

Hiện nay, vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 8.445,5 ha. Trong đó, ao hồ nhỏ chuyên nuôi thủy sản 2.483 ha; hồ thủy lợi tận dụng nuôi thủy sản 614 ha; nuôi trên hồ thuỷ điện là 1.450 lồng…

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, từ đầu năm đến nay, thời tiết mưa nhiều gây ra lũ ở một số nơi, khiến một số diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Một phần do các chủ ao nuôi chủ quan không chủ động khơi thông dòng chảy, đắp be bờ và thu hoạch sớm đàn cá ở những ao nuôi có nguy cơ cao bị ngập úng…

Gia đình anh Nguyễn Quang Minh, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm (Lâm Bình) chủ động gia cố lồng nuôi trồng thuỷ sản trước mùa mưa bão.

Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến cuối năm, thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, mưa, bão kéo dài và không theo quy luật. Bởi vậy, để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả trong mùa mưa bão, ổn định và duy trì sản xuất, các cơ quan chức năng quan tâm thông tin đầy đủ về dự báo thời tiết, cảnh báo, dự báo thiên tai đến người dân để chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở, hộ dân nuôi thả cá tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra. Trong đó, quan trọng nhất là chuẩn bị các vật tư cần thiết như: Lưới, cọc tre, máy phát điện, máy bơm, mô tơ quạt nước… để kịp thời xử lý những sự cố xảy ra. Đồng thời, định kỳ bổ sung vitamin C, chế phẩm vi sinh vào thức ăn giúp các loài thủy sản tăng sức đề kháng.

Việc chủ động các biện pháp phòng, chống ảnh hưởng do bão lũ gây ra đối với diện tích nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, giúp khai thác triệt để diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Bài ảnh: Cao Huy (Báo Tuyên Quang)


Kon Tum: Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản giai đoạn 2022 – 2030

Ngày 13/7/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2238/KH-UBND về việc phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tại tỉnh giai đoạn 2022 – 2030.

Theo đó, Kế hoạch đặt ra mục tiêu cụ thể trong công tác phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả, ngăn chặn một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, cụ thể: bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ, bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép (SVCV); bệnh do Koi Herpes virus (KHV) trên cá chép; bệnh do virus TiLV trên cá rô phi, điêu hồng; bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus, Aeromonas trên các đối tượng thủy sản nuôi và một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác, bệnh mới nổi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo cảnh báo của tổ chức Thú y thế giới (OIE); Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản xây dựng thành công 02 cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh; hướng tới phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai, hướng dẫn các đơn vị địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tại tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2022 – 2030 đảm bảo hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra theo đúng quy định; trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn, giúp đỡ địa phương thực hiện các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp triển khai Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định khác có liên quan, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh, các lực lượng có chức năng liên quan trên địa bàn tỉnh: đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch nhằm ngăn chặn các dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản lây lan vào địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương, đơn vị có liên quan về việc thực hiện các biện pháp xử lý môi trường trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản…

Hữu Phương – Thanh An (CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM)


Kiên Giang: Nông dân chế máy ấp trứng lươn nở đạt 95%

Chế tạo máy ấp trứng lươn chỉ với vài thiết bị dễ tìm cùng với kỹ thuật vận hành đơn giản là mô hình độc đáo của anh Nguyễn Thanh Hải (42 tuổi), ngụ ấp Võ Thành Nguyên, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang). Thiết bị này có thể giúp nâng cao sản lượng lươn giống, phục vụ nhu cầu nuôi lương tăng cao hiện nay.

Theo anh Nguyễn Thanh Hải, nguyên liệu làm máy ấp trứng lươn khá dễ tìm, bao gồm 1 chiếc quặng nhựa đường kính 30cm, 1 cái mâm nhựa đường kính 45cm, 15 ống nhựa, 1 máy bơm nước hồ cá mi ni. “Chi phí làm ra 1 máy ấp trứng lươn chưa đến 350.000 đồng. Tuy nhiên, khi áp dụng để ấp, trứng lươn nở đạt tỷ lệ 95%, cao hơn 50% so với kỹ thuật ấp nở ngoài tự nhiên và 30% so kỹ thuật chạy oxy trong chậu trước đây”, anh Hải nói.

Nói về nguyên lý vận hành máy ấp trứng lươn vừa được lắp ráp thành công, anh Hải cho biết, trứng lươn sau khi thu gom vào sẽ được bỏ vào chiếc quặng có nước sẵn. Trứng lươn sẽ được đảo đều trong chiếc quặng được liên kết với bộ phận cấp nước, bằng đường ống nhựa và máy bơm, hợp thành một hệ thống tuần hoàn tạo nguồn nước sạch. Máy bơm nước mi ni vận hành bằng điện sinh hoạt giúp đưa nước lên quặng, tạo thành lực đẩy trộn trứng lươn cho đến khi lươn nở.

Anh Nguyễn Thanh Hải bên chiếc máy ấp trứng lươn do anh tự chế.

Khi tiến hành vận hành máy ấp trứng lươn, cần lưu ý kỹ thuật điều chỉnh van nước sao cho vừa đủ để trứng được đảo đều bằng lực nước mà không bị văng ra ngoài hoặc làm hỏng trứng. Nước thích hợp cho việc ấp trứng phải giữ nhiệt độ ổn định từ 27-28 độ C.

Nhờ đảm bảo về oxy, nhiệt độ đã giúp trứng lươn nở đều, sau đó sẽ tự động tràn qua miệng quặng và ra mâm, cuối cùng theo ống dẫn nước xuống khay đựng phía dưới. Với hệ thống ấp trứng lươn tự chế này, anh Hải có thể tiết kiệm được thời gian do không phải túc trực như cách ấp truyền thống bằng chậu nước có chạy oxy như trước đây từng áp dụng. Bên cạnh đó, anh Hải còn dự phòng một máy phát điện nhằm đảm bảo nguồn điện cho hệ thống ấp trứng vận hành không bị gián đoạn vì cúp điện.

Hiện tại, hệ thống ấp trứng lươn do anh Hải lắp ráp đang hoạt động với công suất hơn 1kg trứng lươn tương đương 10.000 con giống ở mỗi mẻ ấp, với thời gian ấp lý tưởng trong vòng 2-3 ngày. Lươn bột mới nở sẽ được anh Hải chuyển qua khu vực chạy oxy khác và cho ăn trùn chỉ, sau 2 tuần sẽ chuyển lươn ra vèo và cho ăn thức và xuất bán.

Với 5.000 con giống bố mẹ, mỗi tháng anh Hải cung cấp hơn 50.000 con lươn giống cho người dân trong và ngoài xã. Anh Hải cho biết: “Lươn giống loại 500 con/kg bán với giá 4.500-5.000 đồng/con, lươn nhỏ hơn thì giá 3.000 đồng/con. Hiện người dân trong và ngoài huyện Giồng Riềng nuôi lươn rất nhiều nên nhu cầu về con giống rất lớn, sản xuất vẫn chưa đủ cung. Tôi đang cho cải tạo thêm 2 công đất sau nhà để tiếp tục mở rộng quy mô nuôi lươn sinh sản”.

Bài và ảnh: ĐẶNG LINH – BÍCH THÙY (Báo Kiên Giang)


Bạc Liêu: Thi công các cống âu thuyền điều tiết, bổ sung nước ngọt phục vụ nuôi trồng thủy sản

Điều tiết nước ngọt, bổ sung cho vùng Nam Quốc lộ 1A nuôi tôm là điều hết sức cần thiết, nhất là vào mùa khô. Dự án đưa nước ngọt để pha loãng độ mặn nuôi tôm góp phần giảm tình trạng khai thác nguồn nước ngầm, chống ngập do triều cường dâng và phát triển mô hình lúa – tôm.

Theo kế hoạch, Dự án “Hệ thống công trình điều tiết, bổ sung nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng phía Nam Quốc lộ 1A, tỉnh Bạc Liêu” sẽ đầu tư 2 cống âu thuyền Vàm Lẻo, Hộ Phòng trên kênh xáng Bạc Liêu – Cà Mau; xây dựng 10 cống hở trên tuyến bờ Đông kênh Hộ Phòng – Gành Hào; sửa chữa, nâng cấp các cống Cầu Sập, Sóc Đồn và Cả Vĩnh; xây dựng trạm bơm Cầu Sập chuyển nước sang vùng Nam Quốc lộ 1A, với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Thế nhưng do nguồn lực có hạn, đơn vị tư vấn đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đầu tư 2 cống âu thuyền Vàm Lẻo, Hộ Phòng trên sông Bạc Liêu – Cà Mau giai đoạn 2022 – 2025 trước, các công trình khép kín còn lại sẽ tiếp tục thực hiện trong giai đoạn sau.

Vùng hưởng lợi của Dự án “Hệ thống công trình điều tiết, bổ sung nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng phía Nam Quốc lộ 1A, tỉnh Bạc Liêu” có tổng diện tích hơn 63.000ha, gồm một phần diện tích TP. Bạc Liêu, các huyện: Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Đông Hải và TX. Giá Rai. Dự án chủ động phòng chống ngập úng do mưa, triều cường dâng nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng các đô thị dọc Quốc lộ 1A như TP. Bạc Liêu, TX. Giá Rai, huyện Hòa Bình và góp phần cải thiện môi trường, phát triển giao thông…

Ở vùng Nam Quốc lộ 1A, do nhiều hộ khoan giếng nước ngầm lấy nước ngọt để pha loãng độ mặn nuôi tôm vào mùa khô hạn đã dẫn đến nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngầm. Với mục tiêu bổ sung nước ngọt nên đây được xem là một dự án rất quan trọng, do đó tỉnh và chính quyền sở tại đã tập trung tạo điều kiện thuận lợi để dự án được sớm triển khai thực hiện, nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng giao cho đơn vị thi công. “Địa phương thống nhất thi công cống âu thuyền Hộ Phòng tại vị trí phương án 1. TX. Giá Rai cam kết với tỉnh sẽ đẩy nhanh giải phóng và giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công”, ông Đỗ Minh Thắng – Chủ tịch UBND TX. Giá Rai, khẳng định.

Tại buổi làm việc với Ban 10 (Bộ NN&PTNT), Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu – Phạm Văn Thiều thống nhất điều chỉnh tên dự án và đầu tư dự án theo từng giai đoạn; tuy nhiên vẫn đảm bảo được mục tiêu đưa ra ban đầu là pha loãng nước cho khu vực nuôi tôm và mở rộng diện tích sản xuất lúa – tôm ở khu vực vùng ven phía Nam Quốc lộ 1A. Sở NN&PTNT phối hợp với địa phương nạo vét hệ thống kênh, mương vùng Bắc hoàn chỉnh để dẫn nước ngọt sang vùng Nam Quốc lộ 1A. Về vị trí, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Xây dựng âu thuyền Hộ Phòng tại ví trí thống nhất ban đầu chứ không điều chỉnh và TX. Giá Rai phải cam kết làm tốt công tác giải phóng mặt bằng…

Minh Châu (Bạc Liêu Online)


An Giang: Lưu ý xuống giống vụ thu đông 2022

Vụ thu đông 2022, tỉnh An Giang có kế hoạch xuống giống khoảng 164.000ha lúa, năng suất dự kiến 6,2 tấn/ha; 14.183ha màu. Trong điều kiện thời tiết thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương tập trung giải pháp bảo vệ an toàn sản xuất vụ thu đông năm nay.

Xuống giống theo tín hiệu thị trường

Căn cứ vào khung lịch thời vụ của Cục Trồng trọt cho khu vực ĐBSCL và tình hình khí tượng, thủy văn; thời gian xuống giống theo từng tiểu vùng của vụ trước; diễn biến rầy nâu trên đồng ruộng, rầy nâu vào bẫy đèn trong và ngoài tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang khuyến cáo khung lịch thời vụ xuống giống vụ thu đông 2022 trong toàn tỉnh bắt đầu từ ngày 15/7 đến 31/8/2022 (nhằm ngày 17/6 đến 5/8 âm lịch).

Lịch thời vụ xuống giống gồm 3 trà lúa: Trà lúa sớm diện tích xuống giống khoảng 9.000ha, tập trung tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và TP. Long Xuyên; trà lúa đại trà diện tích xuống giống khoảng 134.000ha, tập trung tại 11 huyện, thị xã, thành phố; trà lúa muộn diện tích xuống giống khoảng 7.000ha, tại các vùng sản xuất lúa 3 vụ, như: Huyện Chợ Mới, An Phú và TX. Tân Châu.

Đối với lịch xuống giống đồng loạt, tập trung và né rầy, được chia làm 2 đợt. Đợt 1, xuống giống tập trung từ ngày 19 đến 31/7, xuống giống tập trung ở những vùng thu hoạch hè thu sớm và đại trà với khoảng 50.000ha, tập trung tại các huyện: Tri Tôn, An Phú, Tịnh Biên, Chợ Mới, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên. Đợt 2, xuống giống tập trung từ ngày 16 đến 26/8, xuống giống dứt điểm 60.000ha ở những vùng thu hoạch hè thu đại trà và muộn, gồm các huyện: An Phú, Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành, Chợ Mới, Thoại Sơn, TX. Tân Châu và TP. Châu Đốc.

“Tùy theo tình hình rầy nâu vào bẫy đèn ở từng địa phương mà có lịch xuống giống cụ thể, nhưng phải tuân thủ lịch xuống giống đồng loạt, tập trung, né rầy và theo khung lịch thời vụ chung của tỉnh. Lưu ý, trên cùng một tiểu vùng không để nhiều trà lúa đan xen nhau” – Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Sĩ Lâm lưu ý.

Căn cứ vào số liệu theo dõi về tình hình giá lúa của Sở NN&PTNT, các giống lúa OM9582, Đài Thơm 8, OM5451, OM7347, OM6976, OM18, Jasmine 85, OM9577, OM4900… thời gian qua được doanh nghiệp thu mua giá cao và theo chiều hướng tăng. Do đó, Sở NN&PTNT đề nghị các huyện, thị xã, thành phố có biện pháp chỉ đạo và khuyến cáo nông dân sản xuất các giống này trong vụ thu đông 2022.

Giải pháp sản xuất an toàn

Sở NN&PTNT đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch xuống giống lúa, nếp vụ thu đông 2022 phù hợp với khung lịch thời vụ chung của tỉnh; tập trung khuyến cáo nông dân vệ sinh đồng ruộng trước khi xuống giống; vận động nông dân xuống giống tập trung, đồng loạt trên cơ sở số liệu từ hệ thống bẫy đèn để đảm bảo xuống giống né rầy và né hạn đầu vụ. Đồng thời, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình nguồn nước, mùa vụ sản xuất và thị trường.

Về biện pháp canh tác, cần tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, như: Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” (chú ý lượng giống gieo sạ từ 80-100kg/ha), tiêu chuẩn SRP, GlobalGAP, đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng lúa…

Trong đó, chú trọng áp dụng tốt giải pháp tưới nước tiết kiệm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh thái – trồng hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu trong giai đoạn 40 ngày đầu sau sạ; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”. Nông dân cần tăng cường các biện pháp giúp cây lúa khỏe, cứng cây, tăng tính chống chịu tự nhiên, như: Bổ sung vi lượng, phân bón có chứa can-xi, silic…

Sở NN&PTNT An Giang đề nghị các địa phương kiên quyết chỉ đạo xuống giống theo khung thời vụ quy định và theo thông báo xuống giống né rầy; thời gian xuống giống trên cùng 1 tiểu vùng không quá 7 ngày và không để nhiều trà lúa đan xen nhau; thời gian xuống giống không kéo dài quá 2 tháng mỗi vụ để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá, muỗi hành (sâu năn) và các loài dịch hại khác gây ra.

Ngành nông nghiệp phối hợp các cơ quan thông tin truyền thông của địa phương kịp thời thông báo về tình hình diễn biến dịch hại, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh và của địa phương về các biện pháp phòng, chống dịch hại, biện pháp đối phó hạn, mặn để người dân biết và chủ động tích cực thực hiện. Đồng thời, thường xuyên tăng cường kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện sớm, hướng dẫn nông dân xử lý các đối tượng dịch hại và có biện pháp ứng phó kịp thời, bảo vệ năng suất lúa tốt hơn.

Đối với rau màu, cần tăng cường ứng dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật về giống, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác… để tạo ra các sản phẩm rau, màu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất các loại rau an toàn theo quy trình và tiêu chuẩn gắn với yêu cầu của doanh nghiệp.

Các địa phương quan tâm, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất rau an toàn tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm rau màu và liên kết với các doanh nghiệp, siêu thị… để tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, quản lý tốt nguồn giống sạch bệnh cho sản xuất và theo dõi phòng, chống hiệu quả bọ phấn trắng gây bệnh virus khảm lá khoai mì; quản lý tốt sâu keo mùa thu gây hại trên cây bắp…

NGÔ CHUẨN (Báo An Giang)


SẢN PHẨM THUỐC THỦY SẢN TIỆP PHÁT

KON PRO

SÁT TRÙNG PHỔ RỘNG TIÊU DIỆT VI KHUẨN VIBRIO GIẢI PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Công dụng: - Diệt vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn gây gan tụy, phân trắng, phát sáng. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
M-1

ĐIỀU TRỊ BỆNH QUẸO CỔ, MẮT MÙ MỘT BÊN Ở ẾCH, CHƯỚNG HƠI, SÌNH BỤNG, VIÊM Ổ BỤNG, VIÊM GAN, THẦN KINH

Công dụng: - Chuyên điều trị bệnh quẹo cổ ở ếch, mù mắt một bên. - Trị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu trên cá, ếch do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas, Vibrio spp.. - Điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường ruột, chướng hơi, sình bụng, viêm ổ bụng,… do các vi khuẩn nhạy cảm với Amoxicillin gây ra trên đối tượng thủy sản. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp
ANTIMAX

GIẢI ĐỘC GAN, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG, CHỐNG STRESS

Công dụng: - Bổ sung vitamin C, Sorbitol giúp tăng sức đề kháng, chống stress cho tôm, cá. - Giải độc gan, tái tạo tế bào gan, tăng cường chức năng gan. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TST 250

THUỐC SÁT TRÙNG THẾ HỆ MỚI

Công dụng: - Tiêu diệt vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong môi trường nuôi và dụng cụ nuôi. - Diệt khuẩn gây bệnh gan tụy, phân trắng, phát sáng. - Tiêu diệt nhanh chóng và triệt để vi khuẩn gây ra đốm đỏ, lở loét, đỏ kỳ, đỏ mỏ, tuột vảy, lang ben trên cá. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
COPPER 99

CẮT TẢO – DIỆT KHUẨN AN TOÀN CHO AO NUÔI

Công dụng: - Cung cấp đồng nano có tác dụng tiêu diệt nhanh và mạnh đối với hầu hết các vi khuẩn, vi rút, nấm, tảo độc trong môi trường nước ao nuôi, khử mùi tanh hôi của nước, ổn định màu nước. - Hạn chế tình trạng nhớt đáy, nấm phát sinh trong ao bạt đáy. - Khống chế và kiểm soát vi khuẩn gây hại và tảo độc bùng phát trong ao nuôi. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
SUPER MIX

KHOÁNG CHẤT ĐẬM ĐẶC KÍCH THÍCH LỘT XÁC VÀ CỨNG VỎ NHANH

Công dụng: - Bổ sung khoáng chất cho ao nuôi hỗ trợ tôm lột xác và phát triển. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TRIMESUL 48

ĐIỀU TRỊ ĐỐM ĐỎ, XUẤT HUYẾT, VIÊM RUỘT, LỞ LOÉT

Công dụng: - Trị đốm đỏ, xuất huyết vây hậu môn, viêm ruột, lở loét do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas trên cá nuôi nước ngọt. - Trị bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy do vi khuẩn Vibrio trên tôm. [sc name="sg5"]
not rated
Đọc tiếp
ORGANIC ACID

BỔ SUNG ACID HỮU CƠ CẦN THIẾT GIẢM pH ĐƯỜNG RUỘT - NGĂN NGỪA PHÂN TRẮNG - NÂNG CAO KHẢ NĂNG HẤP THU

Công dụng: - Bổ sung acid hữu cơ cần thiết cho đường ruột tôm, gia tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, giảm FCR. - Giảm pH đường ruột, ức chế vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh phân trắng và các bệnh về đường ruột trên tôm như lỏng ruột, phân đứt khúc. - Ngăn chặn tác hại của độc tố nấm mốc trong thức ăn và tảo độc. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
MILLENIUM

BỔ SUNG VITAMIN TẠO NĂNG LƯỢNG, NĂNG CAO SỨC KHỎE CHO CÁ ẾCH BỐ MẸ GIAO PHỐI VÀ ĐẺ TRỨNG TỐT HƠN

Công dụng: - Bổ sung các vitamin, acid amin cần thiết cho cá, ếch bố mẹ, giúp buồng trứng hoàn chỉnh, nhiều trứng hơn, giao phối tốt hơn. - Tăng sức đề kháng, chống sốc, giảm stress. - Tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe cho cá, ếch bố mẹ giúp tỷ lệ sinh sản cao hơn. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp