Tin Thủy Sản tuần 20/06 – 26/06/2022

(Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát) Tổng hợp tin tức về nông nghiệp – thủy sản trong tuần từ 20/06/2022 – 26/06/2022.


Bến Tre: Hiệu quả mô hình “Nông dân dạy nông dân”

Tại xã Mỹ An (Thạnh Phú), thủy sản đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp của người dân với các mô hình như: nuôi tôm xen trong ruộng lúa, nuôi tôm công nghiệp, nuôi cua… Trong đó, diện tích nuôi tôm càng xanh của xã gần 500ha, chủ yếu nuôi xen trong ruộng lúa. Mô hình nuôi này ngày càng khẳng định hiệu quả cao, mang tính bền vững, thích hợp với điều kiện ở địa phương do tôm sống ở nước có độ mặn cao từ 5 – 15‰, ít tốn công chăm sóc, thời gian nuôi ngắn, kỹ thuật nuôi dễ áp dụng.

Ở ấp Thạnh Mỹ, có Tổ hợp tác (THT) nuôi tôm càng xanh xen trong ruộng lúa theo mô hình “Nông dân dạy nông dân” với 10 thành viên là hội viên nông dân của ấp. THT thành lập từ năm 2018 theo Nghị định số 77/NĐ-CP của Chính phủ. Mỗi hộ thành viên nuôi thủy sản kết hợp trồng lúa. Cuối năm 2018, THT được tiếp cận từ nguồn vốn AMD 100 triệu đồng để thành viên thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ruộng lúa. Theo đó, mỗi thành viên được cho mượn 10 triệu đồng để mua con giống, thức ăn. Đồng thời, thành viên còn dùng số tiền tích góp cho việc cải tạo ao nuôi để thực hiện mô hình hiệu quả hơn. Hàng năm, tất cả thành viên của THT đều được tập huấn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, gồm: khâu chọn giống, thức ăn, chăm sóc, thu hoạch…

Thành viên tổ hợp tác hỗ trợ nhau thu hoạch tôm càng xanh.

Với mô hình “Nông dân dạy nông dân”, mỗi tháng, các thành viên THT ngồi lại với nhau nghe chia sẻ kinh nghiệm. Những người đã nuôi hiệu quả thì dạy người còn lại cách chăm sóc tôm sao cho khỏe mạnh, mau lớn, đồng đều, ít rủi ro. Từ khi tham gia mô hình đến nay, tất cả thành viên đều phấn khởi vì nhờ học hỏi nhau mà việc nuôi tôm càng xanh trở nên dễ dàng, có hiệu quả. Bình quân 1ha thực hiện mô hình, các thành viên nuôi tôm đều có lãi trung bình từ 30 – 50 triệu đồng/vụ. Sau mỗi đợt thu tôm, thành viên nộp về THT 3 triệu đồng. Hộ nào đạt lợi nhuận cao thì hoàn trả cho tổ nhiều hơn để thu lại 10 triệu đồng vốn hỗ trợ ban đầu và xoay vốn cho vụ nuôi kế tiếp cũng như mở rộng thêm hộ nuôi mới. Nguồn vốn này hiện đang được duy trì hiệu quả.

Ông Trần Minh Truyền – Tổ trưởng THT nuôi tôm càng xanh ấp Thạnh Mỹ cho biết, đến đợt nuôi, khi các thành viên trong tổ xuống giống, xử lý nước hoặc thu hoạch…, anh em hỗ trợ nhau bằng cách “vần đổi công” lao động. Tháng nào tổ cũng họp mặt chia sẻ kinh nghiệm theo hình thức “Nông dân dạy nông dân”. THT có 2 thành viên hoàn thành lớp tập huấn nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa và được tỉnh cấp giấy chứng nhận. Đến nay, mô hình này cho thấy hiệu quả cao”.

Đa phần thành viên của THT đều là những người có thâm niên trong nghề nuôi tôm. Có người gắn bó với con tôm gần 20 năm. Trước đây, ông Nguyễn Văn Thạch (46 tuổi, ngụ ấp Thạnh Mỹ), nuôi tôm theo hình thức nhỏ lẻ, thả nuôi nhiều loại như: tôm sú, tôm càng, cua… trong cùng một ao nuôi. Theo ông, hình thức nuôi này gặp nhiều rủi ro, khó quản lý, vả lại khi ấy chưa có nhiều kinh nghiệm nên cũng gặp khá nhiều khó khăn. Từ khi tham gia THT, ông Thạch chuyển sang nuôi tôm càng xanh toàn đực xen trong ruộng lúa. Việc chỉ nuôi chuyên tôm càng xanh theo ông Thạch dễ quản lý, chăm sóc và lợi nhuận cao do giá tôm khá ổn định, không bấp bênh như các loại thủy sản khác.

Hiện ao tôm càng xanh với 85 ngàn con giống được ông Thạch thả nuôi trên tổng diện tích 1,5ha tôm – lúa. Cách đây 6 tháng, ông đã thu hoạch đợt đầu tiên của mùa vụ. Theo ông Thạch, chi phí bỏ ra đến hiện tại chừng 45 – 50 triệu đồng. Đợt đầu tiên này, ông hoàn vốn, còn thu thêm chừng 3 đợt nữa và đó là các đợt ông thu về lợi nhuận.

Ông Nguyễn Văn Thạch là một trong 2 thành viên của THT được tỉnh cấp chứng nhận về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa. Cùng với việc chăn nuôi thành công tại gia đình, ông thường “cầm tay chỉ việc” các thành viên khác để cùng thực hiện hiệu quả mô hình. Dần dà, mỗi thành viên đều nằm lòng cách nuôi tôm càng xanh sao cho hiệu quả.

Theo chia sẻ của các thành viên THT, việc nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa giảm được chi phí đầu vào, không sử dụng các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật… Từ đó, tạo ra sản phẩm “2 sạch”: lúa sạch và tôm sạch. Giá thành từ đó cũng cao hơn. Mô hình này không chỉ giúp nông dân phát triển kinh tế mà còn hướng đến việc thay đổi thói quen sản xuất truyền thống, hướng đến sản xuất hữu cơ tạo ra sản phẩm sạch, tạo sự hài hòa trong môi trường sống giữa con tôm và cây lúa, làm giảm bớt dịch bệnh.

Trước thách thức của biến đổi khí hậu, việc phát triển mô hình lúa – tôm bền vững như mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen trong ruộng lúa tại ấp Thạnh Mỹ, xã Mỹ An sẽ là hướng đi phù hợp để tăng thu nhập cho người dân. Mô hình này cần triển khai nhân rộng theo định hướng phát triển chuỗi giá trị tại từng địa phương. Huyện Thạnh Phú cần tập trung nâng cao vai trò của các THT, hợp tác xã; tổ chức liên kết giữa nông dân sản xuất lúa – tôm với hợp tác xã, doanh nghiệp cung ứng con giống, vật tư, bao tiêu sản phẩm, góp phần giảm chi phí, tạo hướng đi bền vững cho nông dân vùng nông thôn.

Bài, ảnh: Minh Mừng (Báo Đồng Khởi)


An Giang phát triển liên kết sản xuất chuỗi ngành hàng thủy sản

Thời gian qua, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững đã giúp gia tăng chất lượng và giá trị, góp phần bảo đảm tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định cho người nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

An Giang là tỉnh đi đầu trong việc phát triển công nghệ mới, mô hình nuôi và sản xuất giống theo hướng chất lượng và hiệu quả cao, đặc biệt trên các đối tượng, như: Cá tra, cá basa, tôm càng xanh, lươn đồng và một số thủy sản khác. Toàn tỉnh hiện có hơn 6.200 cơ sở nuôi thủy sản các loại, với diện tích mặt nước đang nuôi hơn 2.000ha và gần 4.400 lồng bè. Sản lượng thu hoạch trên 500.000 tấn/năm. Trong đó, cá tra là đối tượng nuôi chủ lực chiếm 85% diện tích nuôi thủy sản của tỉnh, với tổng diện tích mặt nước nuôi cá tra thương phẩm toàn tỉnh là 1.235ha. Có 337 cơ sở nuôi, 354 vùng nuôi, sản lượng ước đạt 450.000 – 500.000 tấn/năm. Có 11 cơ sở sản xuất giống cá tra bột và 731 cơ sở ương dưỡng với diện tích 536ha; năng lực sản xuất khoảng 12-15 tỷ cá bột và 2-3 tỷ con giống/năm.

Lãnh đạo tỉnh khảo sát quy trình nuôi ương giống cá tra.

Nhận thức được tầm quan trọng của mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững đã giúp gia tăng chất lượng và giá trị, góp phần bảo đảm tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định cho người nuôi. Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thu hút, mời gọi đầu tư, hỗ trợ tạo quỹ đất cho doanh nghiệp (DN) đầu tư tại An Giang. Tạo thuận lợi để các DN trong và ngoài tỉnh xây dựng vùng nuôi với quy mô lớn, đảm bảo các điều kiện về môi trường, nuôi theo hướng công nghệ cao phù hợp với định hướng phát triển vùng nguyên liệu chất lượng cao của tỉnh.

Hiện, trên địa bàn tỉnh An Giang có 862ha nuôi cá tra thương phẩm của DN (chiếm 70%), 208ha cơ sở nuôi liên kết với DN (chiếm 17%). Sản lượng tiêu thụ ước đạt 420.000 tấn/năm, tập trung tại các địa phương, như: Huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên. Đối với 13% diện tích chưa liên kết, trong thời gian tới, theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh sẽ tổ chức liên kết các hộ nuôi nhỏ lẻ tham gia tổ hợp tác và hợp tác xã để tạo đối trọng đủ khả năng liên kết với DN đảm bảo lượng cá tra của người dân được tiêu thụ ổn định.

Ngoài ra, để đáp ứng nguồn giống chất lượng cao cho người nuôi trong tỉnh và các tỉnh ĐBSCL từ đề xuất của tỉnh An Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định 987/QĐ-BNN-TCTS về việc phê duyệt Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL. Từ đó, An Giang đã hình thành được chuỗi liên kết sản xuất giống. Hàng năm, chuỗi sản xuất cung cấp khoảng 4,5-5 tỷ cá tra bột và khoảng 500-600 triệu cá tra giống cung ứng cho các vùng nuôi trong và ngoài tỉnh.

Trong thời gian triển khai chương trình giống cá tra 3 cấp, bước đầu An Giang đã đạt được một số kết quả nhất định. Đến nay, tỉnh đã cơ bản xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất giống theo đề án, đáp ứng nhu cầu của các DN trong tỉnh, như: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I, Công ty Cổ phần Nam Việt, Công ty Cổ phần XNK thủy sản Cửu Long; một số DN ngoài tỉnh, như: Công ty Biển Đông, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn… và một số trang trại nuôi lớn ở tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, TP. Cần Thơ.

Từ năm 2017 đến nay, các cơ sở sản xuất cá tra bột của tỉnh đã tiếp nhận 12.320 con cá tra bố mẹ hậu bị và sinh sản có chất lượng tốt từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II để bổ sung thay thế cho đàn cá tra bố mẹ của cơ sở. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cá tra bột sản xuất cung cấp cho các chuỗi liên kết cá tra 3 cấp của tỉnh. Bên cạnh, các cơ sở sản xuất giống cá tra và các chuỗi liên kết còn được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, các văn bản pháp luật mới… góp phần nâng cao nhận thức và tay nghề cho các hộ nuôi thủy sản và ương giống trong chuỗi liên kết.

Cơ sở nuôi cá tra theo chuỗi liên kết.

Tỉnh đã mời gọi được 4 DN, như: Tập đoàn Việt Úc, Công ty TNHH MTV Nam Việt Bình Phú, Công ty TNHH Phát triển Lộc Kim Chi, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đầu tư các vùng ương nuôi tập trung theo hướng công nghệ cao tham gia Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp, với tổng diện tích 452,3ha, với năng lực sản xuất hàng năm hơn 1,8 tỷ con giống và 1,6 tỷ con cá hương, góp phần gắn kết, cung cấp cá giống chất lượng cao trong và ngoài tỉnh.

Nhằm định hướng phát triển cho ngành hàng thủy sản An Giang, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2495/QĐ-UBND, ngày 28/10/2021 ban hành kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, hướng đến sản xuất theo chiều sâu, gia tăng giá trị theo chuỗi, chuyển đổi số, tăng quy mô nông hộ, mở rộng vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ, công nghệ cao, công nghệ thông minh trong sản xuất. Mở rộng các vùng chuyên canh trên tất cả địa bàn trong tỉnh. Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện thu hút, ưu đãi mời gọi các DN đầu tư các dự án vùng sản xuất giống và nuôi cá tra thương phẩm gắn phát triển liên kết chuỗi, tái cơ cấu ngành hàng thủy sản hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác liên kết chuỗi sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ người nuôi liên kết DN chế biến hợp thành chuỗi liên kết bền vững. Diện tích vùng chuyên canh nuôi cá tra áp dụng nuôi theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế. Sử dụng nguồn giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, cơ sở, DN nuôi cá tra thực hiện đăng ký cấp mã số ao nuôi, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm cá tra chế biến xuất khẩu. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu…

TRỌNG TÍN (Báo An Giang)


SẢN PHẨM THUỐC THỦY SẢN TIỆP PHÁT

HEGA

SẢN PHẨM TẠT GIÚP GIẢI ĐỘC GAN, TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GAN

Công dụng: - Tăng khả năng bắt mồi, tăng cường chuyển hóa các dinh dưỡng, giảm FCR, giúp tôm hấp thu tốt và phát triển nhanh. - Tăng cường chức năng gan, giải độc gan, hỗ trợ khắc phục tình trạng sưng gan, nhũn gan, teo gan, vàng gan, chai gan,… - Giúp tăng sức đề kháng, chống stress khi san thưa hoặc môi trường thay đổi. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
MINER MIX – KHOÁNG MẶN

KHOÁNG MẶN CHUYÊN DÙNG CHO AO NUÔI MẬT ĐỘ CAO, AO CÓ ĐỘ MẶN THẤP

Công dụng: - Cung cấp các khoáng chất cần thiết và muối khoáng tự nhiên, giúp tôm lột xác nhanh, mau cứng vỏ. - Ngăn ngừa hiện tượng cong thân đục cơ, mềm vỏ do thiếu khoáng khi nuôi trong nước không đủ độ mặn hoặc do mưa nhiều. - Nâng cao tỉ lệ sống cho tôm nuôi mật độ cao, giúp tôm tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
NEW BOGANIC

BỔ GAN, GIẢI ĐỘC GAN, HẠN CHẾ CÁC BỆNH VỀ GAN

สมุนไพรช่วยบำรุงและขับสารพิษจากตับ - ป้องกันโรคตับชนิดต่างๆ Công dụng: - Giải độc các độc tố trong gan, hạn chế teo gan, sưng gan, hoại tử gan. - Bổ sung các chất cần thiết cho gan, tụy. Hỗ trợ và cải tạo chức năng gan. - Hỗ trợ ức chế sự phát triển của buồng trứng, giúp cá tăng trọng nhanh. - Tăng cường khả năng tiêu hóa, hệ miễn dịch nhằm cải thiện hiệu quả chăn nuôi. [sc name="sg5"]
not rated
Đọc tiếp
KILL MAX

DIỆT TRÙNG MỎ NEO, TRÙNG BÁNH XE VÀ CÁC LOẠI KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ

ยากำจัดและป้องกัน พาราซิท เห็บ หนอนสมอ เห็บระฆัง หมัดปลา Công dụng: - Phòng trị bệnh trùng mỏ neo, rận cá, sán lá đơn chủ trên cá tra, cá basa. [sc name="sg5"]
not rated
Đọc tiếp
BOGANIC

HỖ TRỢ GAN TÔM KHỎE KHẮC PHỤC GAN TÔM YẾU GÂY RA HIỆN TƯỢNG TÔM NỔI ĐẦU, TẤP MÉ VÀ CHẾT ĐỘT NGỘT KẾT HỢP VỚI CHIẾT XUẤT THẢO DƯỢC

Công dụng: - Sản phẩm hỗn hợp dưỡng chất đậm đặc kết hợp với thảo dược quí trong thiên nhiên sản sinh ra hoạt chất giúp tăng cường chức năng gan, tăng sức đề kháng, giúp tôm hạn chế bệnh như: thân đỏ, đầu vàng, teo gan. - Khắc phục gan tôm yếu gây ra hiện tượng tôm nổi đầu, tấp mé và chết đột ngột. - Tái tạo tế bào gan, giúp gan khỏe, tăng tỷ lệ sống cho tôm. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
PROTECTOL

KHỬ TRÙNG NGUỒN NƯỚC AO NUÔI DIỆT NHANH CÁC LOẠI VI KHUẨN, VIRUS, NẤM GÂY BỆNH BÍ QUYẾT PHÒNG TRỊ VI NẤM TRONG MÙA MƯA

Công dụng: - Chất khử trùng cực mạnh và hiệu quả; tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, nguyên sinh động vật gây bệnh như: bệnh lở loét, xuất huyết, thối đuôi, tuột nhớt, gan thận mủ, bệnh đường ruột, đốm đen, mòn râu, cụt đuôi, phát sáng, mụn ghẻ,… trên tôm, cá, ếch. - Ngăn ngừa dịch bệnh. - Tạo môi trường trong sạch giúp tôm, cá, ếch phát triển tốt. - Sát trùng dụng cụ, bể ương trong nuôi trồng thủy sản. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
AQUAVIVE

MEN VI SINH XỬ LÝ ĐÁY AO SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Công dụng: - Duy trì điều kiện ao nuôi thuận lợi cho sự tăng trưởng, tăng năng suất và ổn định. - Phân hủy mùn bã hữu cơ ở đáy ao, làm giảm các loại khí độc như: ammoniac, nitrit và hydro sulfide, vv. - Thúc đẩy thực vật phù du phát triển ổn định. - Tăng cường lượng oxy hòa tan. - Làm giảm stress cho thủy sản. - Hạn chế số lần thay nước ao nuôi. - Hiệu quả ở cả ao nuôi nước ngọt và nước mặn. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
NUTRAPRO

MEN VI SINH XỬ LÝ NƯỚC AO SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Công dụng: - Duy trì điều kiện ao nuôi thuận lợi cho sự tăng trưởng, tăng năng suất và ổn định. - Duy trì an toàn sinh học nước ao và cải thiện chất lượng nước. - Hỗ trợ hình thành biofloc trong ao. - Tăng cường lượng oxy hòa tan. - Hạn chế số lần thay nước ao nuôi. - Hiệu quả ở cả ao nuôi nước ngọt và nước mặn. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
DETOX

BỔ SUNG KHOÁNG CHẤT CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Công dụng: - Bổ sung khoáng chất cần thiết cho ao nuôi ếch. - Làm mềm nước, ổn định pH, cải thiện chất lượng nước ao nuôi. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp