Tin Thủy Sản tuần 28/02 – 06/03/2022

(Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát) Tổng hợp tin tức về nông nghiệp – thủy sản trong tuần từ 28/02/2022 – 06/03/2022.


Hậu Giang: Mở hướng đi mới cho người nuôi lươn không bùn

Nuôi lươn không bùn đang được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng, vì mô hình không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, cho thu nhập cao, đặc biệt là mở rộng tiêu thụ ở thị trường ngoài nước.

Nuôi lươn không bùn với vốn đầu tư không quá cao, nhất là tận dụng tối ưu diện tích sẵn có, diện tích xung quanh vườn, kỹ thuật không quá phức tạp, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, phù hợp với nhiều đối tượng kể cả hộ nghèo, hộ ít đất sản xuất. Về thức ăn cho lươn cũng rất phổ biến, sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp nên rất thuận tiện trong quản lý thức ăn. Đặc biệt, con lươn có giá trị kinh tế cao, giá bán tương đối ổn định, góp phần giúp nông dân trong việc lựa chọn chuyển đổi phương thức chăn nuôi phù hợp tại hộ gia đình. Từ những thuận lợi trên nên nghề nuôi lươn đã mở ra hướng đi mới, giúp người dân nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự phát triển của địa phương.

Nuôi lươn không bùn không cần diện tích lớn nhưng cho thu nhập khá cao.

Như gia đình ông Trần Văn Đệ, ở ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, với diện tích 30m2/2 bể thả 4.000 con lươn giống bán nhân tạo nuôi theo hình thức không bùn, sau thời gian 12 tháng nuôi, năng suất đạt 1.067kg, xuất bán thu về lợi nhuận trên 50 triệu đồng.

Xem thêm: Quy trình ứng dụng sản phẩm APA trong nuôi Lươn không bùn

Cách đây 3 năm, khi huyện Phụng Hiệp cũng triển khai mô hình nuôi lươn không bùn trong bể bạc. Ông Nguyễn Văn Trống, ở ấp Hòa Phụng A, thị trấn Kinh Cùng là một trong 30 hộ đăng ký thực hiện. Tham gia mô hình ngoài việc được nhận 1.000 con lươn giống (trong đó Nhà nước hỗ trợ 50% con giống, 50% thức ăn) thì những hộ nuôi còn được tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, cách phòng và điều trị các bệnh thường gặp trong quá trình nuôi. Vụ đầu tiên bể lươn 1.000 con của ông thu hoạch 250kg, được thương lái thu mua với giá 250.000 đồng/kg, ông lãi gần 20 triệu đồng. Thấy vậy, ông Trống tiếp tục mở rộng thêm 3 bể, mỗi bể thả 1.000 con.

Từ kết quả của mô hình nuôi lươn không bùn mang lại, cho thấy mô hình đã thật sự phát huy tiềm năng. Hiệu quả của mô hình sẽ mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản nói chung, nuôi lươn thương phẩm nói riêng. Đây là bước đột phá để phát huy hết nội lực và tiềm năng thủy sản sẵn có, từng bước đưa các địa phương thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất theo hướng an toàn, ứng dụng công nghệ vào mô hình nuôi lươn một cách có hiệu quả.

Nhằm phát triển mạnh mô hình nuôi lươn thương phẩm theo hình thức không bùn thay thế dần mô hình nuôi lươn truyền thống, từng bước ổn định về năng suất và sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, hạn chế tình trạng cung vượt cầu, Trạm khuyến nông Vị Thủy cho biết sẽ tranh thủ các nguồn kinh phí để xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình nuôi lươn không bùn ra diện rộng theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với chuỗi liên kết nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi để nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào mô hình nuôi lươn không bùn nhằm nâng cao thu nhập.

Ông Nguyễn Thanh Luận, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy, cho biết bên cạnh những thuận lợi về kỹ thuật, công chăm sóc, thức ăn thì nghề nuôi lươn không bùn cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất hiện nay của nông dân khi thực hiện mô hình nuôi lươn không bùn là nguồn con giống, giá cả vật tư đầu vào và thị trường tiêu thụ. Do tình hình đầu ra phụ thuộc rất lớn vào thị trường nên huyện cũng khuyến cáo bà con muốn phát triển mô hình này thì cần tham gia tổ hợp tác hoặc HTX để có thông tin địa chỉ rõ ràng, cũng như chất lượng và sản lượng ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia liên kết bao tiêu đầu ra, tránh tình trạng nuôi nhỏ lẻ làm cho đầu ra gặp khó khăn…

Lươn là loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao và rất được ưa chuộng tại các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Thế nhưng, rào cản kháng sinh và kim loại nặng là 2 trong số nhiều nút thắt giới hạn số lượng lươn thịt xuất khẩu. Để khơi thông đầu ra, tỉnh đang kêu gọi doanh nghiệp xây dựng nhà máy để chế biến lươn xuất khẩu. Các doanh nghiệp, HTX cũng đang xây dựng chuỗi liên kết để nông dân không bị thừa hàng dội chợ, doanh nghiệp có nguồn hàng ổn định phục vụ xuất khẩu.

Một tin vui là Công ty TNHH MTV Tâm Đức, ở phường V, thành phố Vị Thanh, vừa xuất khẩu 5 tấn lươn sang thị trường EU trong đầu năm 2022 này. Đây là số lươn được công ty liên kết với hộ nông dân nuôi. Trong đó, công ty hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn xuất khẩu. Dự kiến trung bình mỗi tháng, công ty xuất đi khoảng 20 tấn sang thị trường EU. Năm ngoái, công ty xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu Âu với khoảng 50 tấn.

Hiện Công ty TNHH MTV Tâm Đức đang liên kết với khoảng 100 hộ nông dân, tập trung chủ yếu ở huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh… Hộ nuôi nhiều nhất ở huyện Vị Thủy với 100 ao. Các hộ ít nhất cũng 3 ao. Theo công ty, lươn xuất khẩu phải sạch kháng sinh, vi sinh, ký sinh và không bị nhiễm kim loại nặng, không bị trầy, xước. Tùy thị trường sẽ có trọng lượng khác nhau, thông thường từ 150 gram trở lên là đạt yêu cầu. Ngoài ra, công ty còn mở rộng thêm trang trại 12.000m2, vừa sản xuất con giống, vừa nuôi lươn thịt để làm mô hình hướng dẫn bà con, vừa để liên kết làm khâu sơ, chế biến cung cấp cho hệ thống siêu thị trong nước và xuất khẩu. Dự kiến khoảng 2-3 tháng nữa sẽ hoàn chỉnh nhà xưởng, sơ chế biến để xuất khẩu.

Theo Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, toàn tỉnh có 266 hộ sản xuất áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn, tập trung ở thị xã Long Mỹ, huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Châu Thành A, Phụng Hiệp, thành phố Vị Thanh. Nuôi lươn không bùn chủ yếu trên bể xi măng, nuôi lươn đồng theo hình thức thâm canh, cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên, nuôi với mật độ khoảng 300-350 con/m2. Mức đầu tư bình quân khoảng 150 triệu đồng/100m2/năm, thu nhập bình quân khoảng 308 triệu đồng/100m2/năm, lợi nhuận khoảng 158 triệu đồng/100m2/năm.

Bài, ảnh: HOÀI TÂM (Hậu Giang Online)


Huyện Duyên Hải (Trà Vinh): Thả nuôi 277,65 triệu con tôm thẻ chân trắng giống

02 tháng đầu năm, huyện Duyên Hải có 661 lượt hộ thả nuôi 277,65 triệu con tôm thẻ chân trắng giống, trên diện tích 195,95ha (diện tích thả nuôi giảm 40,45ha so với cùng kỳ năm 2021).

Trong đó, nuôi thâm canh mật độ cao có 407 hộ thả nuôi 217,7 triệu con giống, diện tích 109ha (tăng 40,7ha); nuôi thâm canh, có 254 hộ thả nuôi 59,95 triệu con giống, diện tích 86,95ha (giảm 81,15ha). Đến nay, có 28 hộ nuôi bị thiệt hại với tổng số 08 triệu con tôm giống, chiếm 2,88% số giống thả nuôi, so với cùng kỳ giảm 4,02%; thiệt hại trên diện tích 6,6ha, chiếm 3,36% diện tích thả nuôi, so với cùng kỳ giảm 3,99%. Tôm bị thiệt hại chủ yếu ở giai đoạn từ 25 – 35 ngày tuổi, nguyên nhân do biến động nhiệt độ môi trường ngày – đêm lớn, tôm nuôi có biểu hiện bệnh đốm trắng, đỏ thân. Sản lượng thu hoạch 789 tấn, đạt 4,6% kế hoạch, so với cùng kỳ giảm 299 tấn.

Khu nuôi tôm công nghệ cao của nông dân ấp Cây Cồng, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải.

Riêng con tôm sú, có 3.829 lượt hộ thả nuôi 179,21 triệu con giống, diện tích 5.045,8ha. Trong đó, có 09 hộ nuôi thâm canh 1,1 triệu con giống, diện tích 4,4ha; 3.820 lượt hộ nuôi quảng canh cải tiến 178,11 triệu con giống, diện tích 5.041,4ha. So với cùng kỳ diện tích thả nuôi giảm 364,2ha. Sản lượng thu hoạch 66 tấn, đạt 02% kế hoạch, so với cùng kỳ giảm 39 tấn.

Cùng thời gian, tổng sản lượng thu hoạch thủy sản các loại của huyện là 2.426 tấn, đạt 05% kế hoạch, so cùng kỳ giảm 1.210 tấn. Trong đó, sản lượng thu hoạch của nuôi trồng là 1.668 tấn, đạt 5,1% kế hoạch, so cùng kỳ giảm 791 tấn; sản lượng khai thác, đánh bắt là 758 tấn, đạt 4,7% kế hoạch, so cùng kỳ giảm 419 tấn.

Tin, ảnh: HUỲNH NỔI (Báo Trà Vinh)


ĐBSCL: Giá cá tra giống tăng mạnh

Do nguồn hạn chế và sức mua tăng, giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ÐBSCL đã tăng gấp đôi so với các tháng trước và đang ở mức cao kỷ lục trong hơn 2 năm qua.

Sản xuất cá tra giống tại huyện Cờ Ðỏ, TP Cần Thơ.

Tại TP Cần Thơ và các tỉnh vùng ÐBSCL như An Giang, Ðồng Tháp… cá tra giống loại 30-35 con/kg có giá 55.000-58.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cuối năm 2021. Giá cá tra giống tăng mạnh do nguồn cung hạn chế và sức mua tăng khi gần đây giá cá tra nguyên liệu phục hồi mạnh đã kích thích người dân thả nuôi trở lại. Hiện giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu (cá tra thịt trắng, cỡ 700-900 gram/con) được doanh nghiệp xuất khẩu thu mua của nông dân với giá lên đến 30.000-32.000 đồng/kg, tăng từ 5.000-7.000 đồng/kg so với cách nay hơn 2 tháng. Với mức giá này, người nuôi cá tra có thể đạt mức lời hơn 5.000 đồng/kg cá tra thương phẩm.

Tin, ảnh: KHÁNH TRUNG (Báo điện tử Cần Thơ)


Bến Tre: Trồng nấm bào ngư xám kết hợp nuôi lươn

6 năm trồng nấm bào ngư xám và hơn 1 năm khởi nghiệp nuôi lươn, bà Phạm Thị Sậm, sinh năm 1970, ấp Thành Hóa 1, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc (quê ấp Hòa Phú 1, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam) thu hoạch trung bình 40 – 50kg/ngày, lúc nhiều 100kg/ngày. Riêng lươn, thu hoạch khoảng 30kg/ngày, giá bán 45 ngàn đồng/kg (4 – 5 con/kg). Gia đình dùng phôi nấm bào ngư xám hết sử dụng làm phân bón cho dừa.

Lúc đầu, bà Sậm chỉ trồng 1 trại nấm bào ngư xám trên diện tích 84m2 (7m x 12m), với 10 ngàn phôi thành công. Đến nay, bà có 3 trại nấm bào ngư. Lúc trước, thu hoạch có họ hàng, hàng xóm cùng đến phụ giúp; phải giao nấm thương phẩm qua tận cầu Ba Lai. Tuy vất vả nhưng vui vì thu nhập ổn định. Bà mua phôi nấm mới giá 4,2 ngàn đồng ở: Long Khánh (Đồng Nai), Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh), Tiền Giang hoặc tại các công ty, cơ sở có uy tín và chất lượng. Sau 55 – 60 ngày thì thu hoạch nấm lứa đầu tiên. Bà tự học hỏi và rút kinh nghiệm chăm sóc, lấy cần cù, siêng năng bù đắp những khó khăn khi mới đến với nghề.

Bà Phạm Thị Sậm thu hoạch nấm bào ngư xám.

Bà Sậm cho biết, nấm trồng thu hoạch xong phải qua quá trình xử lý rồi mới giao hàng. Có 2 thời điểm thu hoạch nấm, vào 4 giờ sáng và 9 giờ khi trời còn mát. “Sau thu hoạch 5 ngày, cần sốc lạnh phôi nấm. Nấm giống đem về cần che đậy để tránh gió lùa trực tiếp. Giữ ẩm nền đất và mái lợp lá, tránh lót nền bằng gạch. Khi nấm bị mốc xanh, thối miệng chủ yếu do cung cấp nước chưa hợp lý, cần cung cấp lượng nước phù hợp. Nấm giống 4 – 5 triệu đồng/10 ngàn phôi”, bà Sậm chia sẻ thêm.

Ngoài trồng nấm, bà Sậm còn nuôi lươn. Chuồng lươn giống có diện tích 44m2 (5,5m x 8m), chia làm 4 ô nhỏ (11m2/ô). Lươn thương phẩm 6m2/ô và chia làm 4 ô. Bà sử dụng thức ăn cho cá để nuôi lươn, giá 650 ngàn đồng/bao. Bà chủ yếu mua lươn giống ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, chú ý lươn giống mang về nuôi phải đồng kích cỡ, tránh lươn tự diệt lẫn nhau.

Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành Bình Huỳnh Văn Trương cho biết: Mô hình trồng nấm bào ngư xám và nuôi lươn của bà Phạm Thị Sậm rất có hiệu quả, cần nhân rộng để tăng thu nhập hộ gia đình.

Bài, ảnh: Lê Đệ (Báo Đồng Khởi)


Long An: Chi phí đầu vào tăng cao, người nuôi tôm gặp khó

Thời gian gần đây, giá thức ăn tôm liên tục tăng làm cho chi phí đầu vào cũng tăng cao, gây ảnh hưởng lớn đến người nuôi tôm.

Từ đầu năm 2021 đến nay, giá thức ăn tôm đã được điều chỉnh tăng khá cao, với mức tăng từ 2.000 – 4.000 đồng/kg. Điều này làm cho người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Để gỡ khó khi giá thức ăn tăng cao, ngành Nông nghiệp và người nuôi cần có giải pháp thả nuôi và phòng trị bệnh hiệu quả nhằm giảm hao hụt và chi phí đầu vào. Theo các nhà phân phối, giá thức ăn đã bắt đầu tăng từ đầu năm 2021 cho đến nay. Nguyên nhân là giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản hiện nay biến động liên tục.

Giá thức ăn tăng cao khiến người nuôi tôm gặp khó.

Ông Lê Văn Thìn (ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước) cho biết: “Giá thức ăn tăng cao cùng với thời tiết thay đổi thất thường khiến người nuôi tôm ngại thả nuôi vụ mới. Bởi, hiện nay, để nuôi tôm đạt hiệu quả, đòi hỏi người nuôi phải bảo đảm được số lượng và kích cỡ tôm”.

Ông Lâm Văn Việt (ấp 2, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc) bộc bạch: “Vụ vừa qua, mặc dù nuôi tôm đạt năng suất và kích cỡ tốt nhưng lợi nhuận không nhiều do giá thức ăn tăng cao. Hiện nay, giá tôm giống, thức ăn cho tôm vẫn ở mức cao và đang tăng thêm so với vụ trước, trung bình mỗi bao thức ăn tăng gần 50.000 đồng. Theo ước tính, chi phí sản xuất vụ này tăng khoảng 10% so với vụ trước. Do đó, nhiều nông dân chỉ thả nuôi cầm chừng”.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Giuộc – Ngô Bảo Quốc cho biết: “Trước tình hình giá thức ăn tăng cao, ngành Nông nghiệp huyện khuyến cáo nông dân nên đẩy mạnh việc áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để bảo đảm số lượng đầu con và phòng trừ dịch bệnh hiệu quả”.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh thả nuôi hơn 787ha tôm, bằng 12,2% kế hoạch (6.455ha), bằng 108,1% so cùng kỳ; trong đó, thu hoạch 399ha, năng suất bình quân 3,1 tấn/ha với tổng sản lượng 1.250 tấn.

Với giá thức ăn tăng mạnh như hiện nay, người nuôi sẽ khó có lợi nhuận nếu tôm bị rớt giá. Chi phí đầu vào tăng cao nhưng lại tỷ lệ nghịch với giá tôm bán ra vẫn luôn là nỗi trăn trở của người dân.

B.Tùng (Báo Long An Online)


SẢN PHẨM THUỐC THÚ Y THỦY SẢN TIỆP PHÁT

KON PRO

SÁT TRÙNG PHỔ RỘNG TIÊU DIỆT VI KHUẨN VIBRIO GIẢI PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Công dụng: - Diệt vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn gây gan tụy, phân trắng, phát sáng. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
M-1

ĐIỀU TRỊ BỆNH QUẸO CỔ, MẮT MÙ MỘT BÊN Ở ẾCH, CHƯỚNG HƠI, SÌNH BỤNG, VIÊM Ổ BỤNG, VIÊM GAN, THẦN KINH

Công dụng: - Chuyên điều trị bệnh quẹo cổ ở ếch, mù mắt một bên. - Trị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu trên cá, ếch do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas, Vibrio spp.. - Điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường ruột, chướng hơi, sình bụng, viêm ổ bụng,… do các vi khuẩn nhạy cảm với Amoxicillin gây ra trên đối tượng thủy sản. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp
ANTIMAX

GIẢI ĐỘC GAN, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG, CHỐNG STRESS

Công dụng: - Bổ sung vitamin C, Sorbitol giúp tăng sức đề kháng, chống stress cho tôm, cá. - Giải độc gan, tái tạo tế bào gan, tăng cường chức năng gan. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TST 250

THUỐC SÁT TRÙNG THẾ HỆ MỚI

Công dụng: - Tiêu diệt vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong môi trường nuôi và dụng cụ nuôi. - Diệt khuẩn gây bệnh gan tụy, phân trắng, phát sáng. - Tiêu diệt nhanh chóng và triệt để vi khuẩn gây ra đốm đỏ, lở loét, đỏ kỳ, đỏ mỏ, tuột vảy, lang ben trên cá. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
COPPER 99

CẮT TẢO – DIỆT KHUẨN AN TOÀN CHO AO NUÔI

Công dụng: - Cung cấp đồng nano có tác dụng tiêu diệt nhanh và mạnh đối với hầu hết các vi khuẩn, vi rút, nấm, tảo độc trong môi trường nước ao nuôi, khử mùi tanh hôi của nước, ổn định màu nước. - Hạn chế tình trạng nhớt đáy, nấm phát sinh trong ao bạt đáy. - Khống chế và kiểm soát vi khuẩn gây hại và tảo độc bùng phát trong ao nuôi. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
SUPER MIX

KHOÁNG CHẤT ĐẬM ĐẶC KÍCH THÍCH LỘT XÁC VÀ CỨNG VỎ NHANH

Công dụng: - Bổ sung khoáng chất cho ao nuôi hỗ trợ tôm lột xác và phát triển. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
TRIMESUL 48

ĐIỀU TRỊ ĐỐM ĐỎ, XUẤT HUYẾT, VIÊM RUỘT, LỞ LOÉT

Công dụng: - Trị đốm đỏ, xuất huyết vây hậu môn, viêm ruột, lở loét do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas trên cá nuôi nước ngọt. - Trị bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy do vi khuẩn Vibrio trên tôm. [sc name="sg5"]
not rated
Đọc tiếp
ORGANIC ACID

BỔ SUNG ACID HỮU CƠ CẦN THIẾT GIẢM pH ĐƯỜNG RUỘT - NGĂN NGỪA PHÂN TRẮNG - NÂNG CAO KHẢ NĂNG HẤP THU

Công dụng: - Bổ sung acid hữu cơ cần thiết cho đường ruột tôm, gia tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, giảm FCR. - Giảm pH đường ruột, ức chế vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh phân trắng và các bệnh về đường ruột trên tôm như lỏng ruột, phân đứt khúc. - Ngăn chặn tác hại của độc tố nấm mốc trong thức ăn và tảo độc. [sc name="sg4" ]
not rated
Đọc tiếp
MILLENIUM

BỔ SUNG VITAMIN TẠO NĂNG LƯỢNG, NĂNG CAO SỨC KHỎE CHO CÁ ẾCH BỐ MẸ GIAO PHỐI VÀ ĐẺ TRỨNG TỐT HƠN

Công dụng: - Bổ sung các vitamin, acid amin cần thiết cho cá, ếch bố mẹ, giúp buồng trứng hoàn chỉnh, nhiều trứng hơn, giao phối tốt hơn. - Tăng sức đề kháng, chống sốc, giảm stress. - Tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe cho cá, ếch bố mẹ giúp tỷ lệ sinh sản cao hơn. [sc name="sg6"]
not rated
Đọc tiếp