Hiện tại toàn tỉnh Vĩnh Long có trên 2.114ha nuôi trồng thủy sản, giảm gần 55ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá tra thâm canh là 334,4ha, giảm 12,21ha.
Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp gây khó khăn, ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu cá tra thương phẩm, giá bán cá tra nguyên liệu ở mức khá thấp.
Trong tháng 7/2021, giá cá tra công nghiệp dao động từ 20.000-22.000 đ/kg, người nuôi cá tra không có lời, nếu phải thuê mướn ao hầm thì lỗ càng nhiều hơn. Đó cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích nuôi cá tra thâm canh, dự báo xu hướng này vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới.
Nuôi cá lồng bè cũng giảm so cùng kỳ. Toàn tỉnh hiện có 1.709 lồng bè chủ yếu nuôi cá điêu hồng, trong đó hiện đang thả nuôi 1.246 lồng, giảm 37 chiếc.
Ước sản lượng cá lồng bè thu hoạch 7 tháng đầu năm 2021 trên 9.940 tấn, giảm 1.014,7 tấn so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm số lồng bè nuôi là do đầu ra sản phẩm gặp khó khăn do dịch COVID-19, giá bán không ổn định, chi phí đầu vào tăng, tỷ lệ hao hụt cao.
Người nuôi gặp khó đầu ra, diện tích, sản lượng nuôi thủy sản giảm
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có trên 2.000ha nuôi thả thủy sản, giảm gần 34ha so với cùng kỳ, ước sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt gần 76.000 tấn.
Trong đó, diện tích cá tra thâm canh gần 283ha, giảm 10,5%, sản lượng ước đạt trên 49.200 tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do giá thu mua cá tra nguyên liệu dao động từ 19.000-22.000 đ/kg, thấp hơn giá thành sản xuất, người nuôi gặp khó về đầu ra.
Toàn tỉnh hiện đang thả nuôi 1.211/1.699 chiếc lồng bè nuôi cá, giảm 69 chiếc so với cùng kỳ. Đa số lồng bè chủ yếu nuôi cá điêu hồng, ngoài ra còn có basa, vồ đém, cá chép, cá rô phi, cá chim trắng,… Giá cá điêu hồng thương phẩm dao động từ 33.000-36.000 đ/kg, so với giá thành sản xuất là 31.000-33.000 đ/kg như hiện nay thì người nuôi lời 2.000-3.000 đ/kg.
Các tháng cuối năm, Sở NN&PTNT tiếp tục phát triển các đối tượng thủy sản có tiềm năng; đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản; tập huấn hướng dẫn người nuôi về kỹ thuật và biện pháp phòng trị bệnh cá để giảm tỷ lệ hao hụt.
Đồng thời, tăng cường công tác theo dõi kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên môn khác để theo dõi diễn biến xâm nhập mặn trên các sông chính, kinh rạch tự nhiên đối với các vùng tiếp giáp giữa ranh mặn và ngọt có thể ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản,…
Nguồn: Báo Vĩnh Long
Công ty TNHH Tiệp Phát được thành lập từ năm 2001 trước những đòi hỏi khắc khe của thị trường về sản phẩm chất lượng dành cho thủy sản nuôi. Qua gần 20 năm hình thành và phát triển Tiệp Phát tự hào là một trong doanh nghiệp dẫn đầu về phân phối và sản xuất các sản phẩm Thuốc Thủy Sản tại Việt Nam. Tiệp Phát cũng là nhà nhập khẩu lớn các loại nguyên liệu chất lượng cao dùng trong Nông Nghiệp.