Giải pháp phòng – trị bệnh Vi Bào Tử Trùng trên Tôm

Nghề nuôi tôm các tỉnh ĐBSCL những năm gần đây chịu thiệt hại nặng nề do bệnh vi bào tử trùng gây ra. Chất lượng con giống kém, chăm sóc & quản lý tôm nuôi chưa tốt, môi trường ô nhiễm, nhiệt độ và độ mặn tăng cao trong ao nuôi… gây khó khăn cho người nuôi tôm trong việc phòng và điều trị bệnh.

Tôm sú hay tôm thẻ chân trắng dễ nhiễm bệnh vi bào tử trùng?

– Hầu hết các loài trong giống tôm he (Penaeus Metapenaeus) trong đó có loài tôm thẻ chân trắng (P. vannamei), tôm sú (P. monodon) dễ nhiễm bệnh này.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh vi bào tử trùng là gì?

– Cùng những nguyên nhân đề cập trên, nguyên nhân chính gây ra bệnh vi bào tử trùng là do ký sinh trùng Microsporidian.

Giai đoạn nào tôm thường nhiễm bệnh vi bào tử trùng?

– Tôm phát hiện nhiễm vi bào tử trùng microsporidian giai đoạn 15 – 20 ngày sau khi thả giống vào ao nuôi. Số lượng tôm nhiễm bệnh quan sát ngày càng tăng đến giai đoạn 60 ngày tuổi. Ở giai đoạn sau, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp dần.

Biểu hiện cụ thể bệnh vi bào tử trùng như thế nào? 

– Tôm bệnh xác định qua dấu hiệu biến đổi màu sắc cơ thịt sang dạng trắng sữa hoặc mờ đục. Khi tôm lớn dấu hiệu này dễ dàng quan sát hơn, đặc biệt ở phần lưng từ gan tụy đến phần giữa thân. Tuy nhiên, vài con cũng bị đục cơ ở phần đốt cuối cơ thể.

Mức độ ảnh hưởng bệnh vi bào tử trùng ra sao?

– Tôm nhiễm vi bào tử trùng thường mềm vỏ, ốp thân, chậm lớn. Những con nhiễm vi bào tử trùng chết dần vì cơ quan gan tụy, dạ dày và cơ lưng bụng bị hư tổn nghiêm trọng làm suy giảm chức năng sinh lý bình thường của tôm.

THỊ TRƯỜNG GIÁ TÔM HÔM NAYTHUỐC THỦY SẢN DÙNG TRONG NUÔI TÔM

Điều trị bệnh vi bào tử trùng chưa đạt kết quả cao, tại sao?

– Sử dụng không đúng loại thuốc sổ ký sinh trùng, sau khi sổ ký sinh trùng ra môi trường, không tiếp tục dùng thuốc diệt ký sinh trùng trong môi trường nước, do vậy tôm dễ tái nhiễm vi bào tử trùng với diễn biến bệnh nặng hơn. Không bổ xung men tiêu hoá, bổ trợ gan, chất tăng cường đề kháng bệnh …sau thời gian điều trị là nguyên nhân khiến việc điều trị bệnh chưa đạt kết quả cao.

Trị bệnh vi bào tử trùng như thế nào cho kết quả tốt?

– Dùng APA-AZIN hoạt chất chiết xuất từ cây xoan (Azadirachtin), trộn liều 8 – 10 ml/ 1 kg thức ăn, dùng 3 lần/ ngày, dùng liên tục 2 ngày nhằm sổ sạch túi bào tử ra khỏi cơ thể tôm. Ngày đầu tiên phát hiện bệnh kết hợp diệt khuẩn bằng KON EDTA PRO hoà nước liều 1kg/20 lít nước tạt xuống ao nuôi. Thành phần Chlorine dioxide trong KON EDTA PRO diệt sạch túi bào tử trùng đã sổ ra môi trường. Ngày thứ 3 cho tôm ăn men tiêu hóa LACTO PRO liều 5 – 10 g/ 1 kg thức ăn, cho ăn liên tục 2 lần/ ngày. Bổ gan BETA PRO trộn liều 5 – 10 g/ 1 kg thức ăn. Dùng SO GOOD trộn liều 5 – 10 g/ 1 kg thức ăn, cho ăn liên tục 2 lần/ ngày.

Có giải pháp nào phòng ngừa bệnh vi bào tử trùng không?               

– Dùng APA AZIN liều 3 – 5 ml/ 1 kg thức ăn. Dùng 2 – 3 lần/ ngày, định kỳ 3 – 5 ngày/ lần.
LACTO PRO, liều 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày.
BETA PRO, liều 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày.
SO GOOD, liều 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày.

Các sản phẩm phòng bệnh sử dụng như thế nào mang lại hiệu quả cao?

– Nên cho tôm ăn liên tục trong suốt vụ nuôi.

Thuốc Thủy Sản Việt Nam