Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát xin hướng dẫn bà con cách phát hiện kịp thời và phương pháp điều trị các bệnh thường gặp trên Ếch như bệnh đỏ chân, đỏ đùi, bệnh lở loét, chướng bụng, hội chứng mù mắt, quẹo cổ…
1. Bệnh đỏ chân, đỏ đùi
Nguyên nhân: Phát sinh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra, ếch thường nhiễm bệnh vào mùa mưa.
Hiện tượng: Ếch di chuyển chậm chạp, ăn ít, xuất hiện những nốt chấm mẫn đỏ trên chân, vùng da dưới bụng, mẫn đỏ khắp mình, chân bị sưng, gốc đùi có màu đỏ. Khi mổ bụng ếch thấy hiện tượng chảy máu trong, có nước trong ổ bụng, gan bị bầm đen, đọng máu.
Cách điều trị:
Xử lý nước:
- Trước hết, thay nước trong hồ, sau đó sử dụng SIÊU DIỆT KHUẨN (hoặc HIVIDINE 90) hòa với nước tạt đều vào buổi sáng để diệt vi khuẩn.
Cho ăn:
- Đối với nòng nọc và ếch con: Cho ăn OCIN liên tục 5 – 7 ngày. Kết hợp với VITALET để nhanh phục hồi sau khi bệnh.
- Đối với ếch lớn: Cho ăn NEOCIN (hoặc LEVORAX, B-1), trộn đều với NEW MIP để bao bọc thức ăn, không bị thất thoát. Cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
2. Bệnh mụn ghẻ, lở loét trên ếch do nhiễm khuẩn
Nguyên nhân: Do môi trường nuôi dơ bẩn dễ xuất hiện vi khuẩn gây bệnh.
Hiện tượng: Ếch gầy yếu, da bị lở loét, mầm bệnh lây lan nhanh trong đàn, ếch hoảng sợ phóng nhảy gây ra vết thương. Trên mình ếch xuất hiện các vết lở loét, có hiện tượng đau nhức, biếng ăn dẫn đến kiệt sức và chết.
Cách điều trị:
Xử lý nước:
- Cách ly ếch bệnh, sử dụng SIÊU DIỆT KHUẨN (hoặc NANO BẠC, GUDIX) để diệt vi khuẩn và mầm bệnh.
Cho ăn:
- Sử dụng GENTAMIC (hoặc NEOCIN, CEFOLIS), sau đó trộn với NEW MIP để bao bọc thức ăn, tránh thất thoát.
3. Bệnh chướng bụng, ăn không tiêu, viêm ruột
Nguyên nhân: Ếch ăn quá nhiều thức ăn nên không tiêu, hoặc thức ăn bị ôi thiu.
Hiện tượng: Bụng ếch trương phình to, ếch nằm yên một chỗ, một vài con có ruột và mỡ lồi ra ở lỗ hậu môn. Ruột bị sưng, mỏng, bên trong có dịch lỏng lẫn cặn thức ăn không tiêu và có mùi hôi thối.
Cách điều trị:
Xử lý nước:
- Ngưng cho ếch ăn hoặc giảm ½ lượng mồi, xử lý môi trường bằng Yuca (MIP YU hoặc BEST YUKA) và men vi sinh BIO UV
Cho ăn:
- Dùng B-1 (hoặc LEVORAX, COTRIM 20), sau đó dùng NEW MIP để bao bọc, tránh thất thoát thức ăn.
- Cho ăn kèm NANO BẠC (hoặc VITALET, COMLEX) để tăng sức đề kháng và nhanh phục hồi sau khi bệnh.
4. Hội chứng mù mắt, quẹo cổ và quay cuồng
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas sp. trong môi trường nước bị dơ hoặc do các loài chim cò mang mầm bệnh từ bên ngoài vào.
Hiện tượng: Mắt bị đục mù, viêm sưng vùng mắt, có mủ ở mí mắt, có hiện tượng về thần kinh, thường nằm ngửa bụng thể hiện tình trạng quay cuồng, quẹo cổ. Nếu ếch mù một bên mắt có khả năng chữa khỏi, nếu hai bên mắt đều mù, cổ quẹo, không ăn nên bắt ra ngay khỏi đàn để hạn chế lây lan.
Cách điều trị:
Xử lý nước:
- Dùng SIÊU DIỆT KHUẨN (hoặc LASER) để tạt xử lý.
Cho ăn:
- Dùng B-1 (hoặc LEVORAX, NEOCIN) sau đó dùng NEW MIP để bao bọc, tránh thất thoát thức ăn.
- Cho ăn kèm NANO BẠC (hoặc VITALET, COMLEX) để tăng sức đề kháng và nhanh phục hồi sau khi bệnh.
5. Bệnh mù mộp
Nguyên nhân: Thời điểm nắng nóng làm cho ếch bị mất năng lượng và chất điện giải do phải điều tiết nhiệt độ để cân bằng với thời tiết bên ngoài.
Hiện tượng: Cơ thể ếch bị tích nước, sưng chướng bụng, trắng gan và chết lai rai ở những con lớn.
Cách điều trị:
Xử lý nước:
- Sử dụng NANO BẠC (hoặc SIÊU DIỆT KHUẨN, HIVIDINE 90) để diệt vi khuẩn và mầm bệnh trong môi trường nuôi.
Cho ăn:
- Sử dụng chất điện giải (VITALET PRO) và NANO BẠC, ENEVON, BLOODCELL để bổ sung năng lượng và tăng sức đề kháng.
6. Bệnh lồi lỗ hậu môn trên ếch
Nguyên nhân: Do trùng long trong đường ruột gây ra.
Hiện tượng: ếch bị lồi lỗ hậu môn ra ngoài.
Cách điều trị:
- Đối với ếch nhỏ: Sử dụng thuốc xổ PANTIUM kết hợp NANO BẠC để kháng khuẩn.
- Đối với ếch lớn: Sử dụng thuốc xổ MIRACY kết hợp với NANO BẠC để kháng khuẩn.