Mùa này Cá Lóc thường bị bệnh ghẻ lở, nguyên nhân chính là do bội nhiễm từ các loại vi nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng. Mặt khác, do tình trạng ao nuôi ô nhiễm, nhiệt độ thay đổi làm sức đề kháng yếu đi. Hội chứng Lở Loét trên Cá Lóc (Epizootic Ulcerative Syndrome – EUS) là một bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh, do đó cần có biện pháp sớm chủ động phòng và điều trị bệnh Nấm, Ghẻ, Lở Loét trên Cá Lóc.
TRIỆU CHỨNG
- Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là cá ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ, da xám, có vết loét hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, vây và đuôi, sau đó hoại tử vào bên trong thân cá.


TÁC NHÂN GÂY BỆNH
- Cá lóc bị ghẻ, lở loét thường do bội nhiễm các loại vi nấm, vi khuẩn, ký sinh.
- Cá lóc bị xây sát gây tổn thương, tạo điều kiện cho vi nấm, vi khuẩn phát triển.
- Cá thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng yếu.
- Yếu tố môi trường nuôi ô nhiễm, mật độ nuôi cao.


Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát mời quý bà con xem ngay cách phòng và điều trị khi cá lóc bị nấm, ghẻ, lở loét nhé!
PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
- Sáng: Tạt BRONOPOL 50%, liều 1 lít/ 5.000-6.000 m3 nước.
- Chiều: Tạt GUDIX, liều 1 lít/ 6.000-8.000 m3 nước.
- Trộn TRIMESUL 48 và LEPA
- Liều dùng: 3-5ml(g)/ 1kg thức ăn, cho ăn liên tục từ 3-5 ngày.
Nên định kỳ xử lý môi trường nuôi để hạn chế bệnh tái đi tái lại.
Xem thêm: Đặc trị Ghẻ Lở trên Cá Kèo | Bộ đôi chăm sóc Sinh Sản Cá, Ếch, Lươn bố mẹ | Men Vi Sinh BioZ
CÔNG TY TNHH TIỆP PHÁT
Địa chỉ: Lô C2-5, Đường VL3, Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc 2, Ấp Voi Lá, Xã Long Hiệp, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An
VPĐD: 87 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3844 9004 - Fax: (028) 6292 1304
Email: info@tiepphat.com - Website: www.tiepphat.com
Nguồn: Kỹ Thuật Thủy Sản Tiệp Phát